Giá xăng dầu hôm nay 29/7: Dầu Brent mất mốc 74 USD

Giá xăng dầu hôm nay 29/7 có xu hướng giảm khi mà những lo ngại ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong đó có dầu thô được dấy lên, lấn át thông tin dự trữ dầu của Mỹ giảm.
Giá xăng dầu hôm nay 28/7: Tăng nhẹ Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu Brent hướng mốc 75 USD Giá xăng dầu hôm nay 26/7: Duy trì đà tăng

Giá xăng dầu trong nước

Tính đến đầu giờ sáng ngày 29/7, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 72,34 USD/thùng, giảm 0,05 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,80 USD/thùng, giảm 0,07 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 29/7: Dầu Brent mất mốc 74 USD
Giá xăng dầu hôm nay 29/7: Dầu Brent mất mốc 74 USD

Giá dầu ngày 29/7 có xu hướng giảm khi mà những lo ngại ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong đó có dầu thô được dấy lên, lấn át thông tin dự trữ dầu của Mỹ giảm.

Trong bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới phát đi ngày 27/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của các nền kinh tế mới nổi châu Á, trong đó có Đông Nam Á, do diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19.

Theo đó, IMF hạ dự báo tăng trưởng khu vực châu Á mới nổi xuống còn mức 7,5% trong năm 2021, giảm 1,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 4. Riêng nhóm 5 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, IMF hạ dự báo tăng trưởng chung xuống còn 4,3%, giảm 0,6% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 4. trước đó trong báo cáo hồi tháng 4, mức dự báo là 4,9%. Còn với Ấn Độ, mức tăng trưởng được dự báo là 9,5%, giảm 3 điểm phần trăm và của Trung Quốc là 8,1%, giảm 0,3 điểm phần trăm.

Trung Quốc, Ấn Độ đều là những quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới, chính vì vậy, dự báo của IMF được cho là sẽ tác động tiêu cực đến các dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu thô thời gian tới.

Nhưng ở chiều hướng ngược lại, IMF vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 ở mức 6% và nâng triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Tại báo cáo trên, IMF cũng phát đi cảnh báo lạm phát có thể tiếp tục gia tăng và kéo dài khi các nước tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế.

Ngoài ra, khả năng Ấn Độ theo gót Trung Quốc mở kho dự trữ xăng dầu chiến lược cũng tạo áp lực không nhỏ khiến giá dầu ngày 29/7 đi xuống.

Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu hôm nay cũng được hạn chế đáng kể khi thị trường dầu thô đón nhận thông tin dự trữ dầu thô và sản phẩm từ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến.

Dữ liệu vừa được Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 23/7 đã giảm 4,7 tiệu thùng, trong khi dự trữ xăng giảm 6,2 triệu thùng, cao hơn nhiều con số dự báo được đưa ra trước đó.

Giá xăng dầu thế giới

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 27/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành từ 15h ngày 27/7 đối với các mặt hàng xăng, dầu.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5RON92: không cao hơn 20.498 đồng/lít (giảm 112 đồng/lít so với giá hiện hành)

Xăng RON95-III: không cao hơn 21.681 đồng/lít (giảm 102 đồng/lít so với giá hiện hành)

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.375 đồng/lít (giảm 162 đồng/lít so với giá hiện hành);

Dầu hỏa: không cao hơn 15.398 đồng/lít (giảm 105 đồng/lít so với giá hiện hành);

Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.522 đồng/kg (giảm 148 đồng/kg so với giá hiện hành).

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê hôm nay 6/7 tại Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 95.800 – 96.400 đồng/kg, trong khi giá cà phê Robusta thế giới đang thấp hơn. Việc giá nội địa cao hơn thế giới khiến xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do không khớp được giá.
Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu sáng nay tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các vùng sản xuất trọng điểm, đưa thị trường trong nước về ngưỡng 139.000 – 144.000 đồng/kg. Diễn biến này được cho là kết quả của hoạt động chốt lời sau chuỗi tăng kéo dài, trong khi giới chuyên gia nhận định xu hướng giảm chỉ mang tính tạm thời.
Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Sáng 5/7, giá cà phê Robusta nội địa tiếp tục tăng nhẹ, dao động từ 95.500 – 95.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá Arabica quốc tế đứng yên do sàn New York nghỉ lễ.
Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô trong nước và toàn cầu tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những tác động từ lạm phát, chi phí tiêu dùng và thay đổi trong hành vi người mua. Tại Việt Nam, doanh số tiếp tục duy trì quanh mức 30.000 xe/tháng.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động