Giá vàng giảm sâu, người Hà Nội đổ xô đi bán vàng chốt lời

Chiều 11/5, giá vàng SJC tiếp tục giảm về mốc 90 triệu đồng/lượng, người dân Hà Nội lại xếp hàng dài để bán chốt lời.
Giá vàng SJC sẽ lên 100 triệu đồng/lượng? Giá tăng vọt, nhiều cửa hàng không còn vàng SJC để bán Sau chỉ đạo nóng, giá vàng miếng SJC bốc hơi hơn 1 triệu đồng/lượng
giá vàng SJC tiếp tục giảm về mốc 90 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC giảm về mốc 90 triệu đồng/lượng.

Phiên giao dịch buổi chiều (11/5), các tiệm vàng dừng bán vàng miếng SJC trong khi khách chốt lời tăng khiến giá vàng giảm mạnh.

Ghi nhận tại thời điểm 17h ngày 11/5, giá vàng 9999 của SJC giữ nguyên so với mức niêm yết lúc sáng.

Trong khi đó, giá vàng 9999 tại DOJI được hạ tới 1,1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng, niêm yết lúc 16h26' ở mức giá 87,7-89,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng miếng SJC được niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu cuối giờ chiều 11/5 ở mức giá 87,3-90,1 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Chiều 11/5, ghi nhận tại phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một số tiệm vàng thông báo dừng bán vàng miếng SJC và chỉ nhận mua vào. Người dân phải xếp hàng dài để bán vàng miếng.

Anh Ngọc Trung (ở Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Hôm nay tôi đến bán vàng. Vàng này bố mẹ tôi mua từ cuối năm ngoái. Đợt này cần thanh toán tiền nhà, lại đúng lúc giá vàng lên cao nên tôi đi bán. Trong lúc xếp hàng chờ đến lượt, giá vàng giảm quá nhanh khiến tôi mất thêm 1 triệu đồng/lượng”.

Là dân chuyên lướt sóng vàng, mua vàng miếng SJC dịp 30/4 vừa qua, chị Thu Thảo (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết mua 20 cây với giá 85 triệu đồng/lượng. Trừ đi phần chênh lệch mua vào - bán ra, chị Thảo lãi hơn 3 triệu đồng/lượng vàng. Như vậy, chỉ sau 10 ngày, chị Thảo lãi hơn 60 triệu đồng.

“Không có gì lãi hơn lướt sóng vàng. Đáng ra tôi định chờ giá lên tầm 95 triệu đồng/lượng mới chốt lãi nhưng thấy giá có dấu hiệu giảm từ sáng nay nên chiều tôi ra sớm để chốt lời”, chị Thảo nói.

Người dân xếp hàng chờ giao dịch vàng.
Người dân xếp hàng chờ giao dịch vàng. Ảnh Vietnamnet

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, giá vàng SJC đang tăng do bị chịu 3 yếu tố tác động cùng lúc: Thứ nhất, giá vàng thế giới tăng; thứ hai, nhiều năm nay không có cung vàng miếng ở thị trường nội địa, trong khi nhu cầu mỗi năm đều có; đặc biệt nhu cầu tăng mạnh trong năm 2022, 2023 là những năm thị trường bất động sản suy thoái, lãi suất tiết kiệm giảm, dòng tiền “chảy” nhiều vào kênh đầu tư vàng.

Tính từ đầu tuần đến nay, giá vàng SJC đã tăng hơn 4 triệu đồng/lượng. So với hồi đầu năm, vàng miếng SJC đã tăng 14 triệu đồng/lượng. Trong khi so với 1 năm trước, loại vàng này đã tăng 22 triệu đồng/lượng, tương đương tăng 32%.

Theo các chuyên gia, giá vàng hiện nay rất khó định đoán. Vì vậy, quyết định đầu tư nên phụ thuộc vào tâm lý, mục tiêu tài chính cá nhân và khẩu vị rủi ro mà nhà đầu tư có thể “chịu đựng” được, không nên dựa vào dự đoán diễn biến giá vàng trong hiện tại.

Theo ông Nguyễn An Huy, chuyên gia tư vấn thuộc Công ty FIDT, hiện nay giá của vàng miếng SJC và vàng nhẫn chênh nhau rất lớn, khoảng 14 triệu đồng/lượng. Trong khi đó vàng nhẫn trơn có cùng chất lượng như SJC, nhưng giá lại không quá lệch so với thế giới.

"Những nhà đầu tư dài hạn nên ưu tiên mua vàng nhẫn trơn của các thương hiệu uy tín hơn là vàng miếng SJC tại thời điểm này", ông Huy nêu quan điểm.

Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý đang có quyết tâm khắc phục tình trạng giá vàng miếng chênh lệch quá cao so thế giới và nhẫn trơn. Tuy việc tổ chức đấu thầu chưa thực hiện được mục tiêu này cũng như xoa dịu "cơn sốt" vàng, cơ quan quản lý vẫn còn nhiều biện pháp khác như sửa đổi Nghị định 24, xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC, thanh tra và giám sát kỹ hơn hoạt động mua - bán.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, tuy còn nhiều yếu tố tác động đến giá vàng trong nước, nhưng thông thường, giá vàng trong nước sẽ diễn biến cùng chiều với giá vàng thế giới. Nhà đầu tư có thể theo dõi diễn biến và nhận định về giá vàng thế giới để tìm hướng đi của vàng trong nước.

Rhona O'Connell, chuyên gia phân tích của StoneX dự báo những rủi ro địa chính trị và căng thẳng tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng là yếu tố quyết định tác động đến giá vàng tăng trong thời gian tới.

Giá vàng đang nhận được hỗ trợ khi nhiều ngân hàng trung ương tiếp tục mua vào. Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng thỏi và vàng miếng của Trung Quốc trong quý I/2024 tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 110,5 tấn.

Chủ tịch Tsutomu Kosuge của công ty nghiên cứu hàng hóa Marketedge có trụ sở chính tại Tokyo cho biết, đợt tăng giá lịch sử từ tháng 3/4/2024 là một ví dụ bất thường về nhu cầu vàng vật chất từ Trung Quốc đang đẩy thị trường lên cao.

Đấu thầu vàng lần thứ 5: Khối lượng đặt thầu là 7 lô, giá tham chiếu tăng Đấu thầu vàng lần thứ 5: Khối lượng đặt thầu là 7 lô, giá tham chiếu tăng "sốc"
Giá vàng SJC lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng Giá vàng SJC lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng
Người Hà Nội xếp hàng dài chờ mua bán vàng Người Hà Nội xếp hàng dài chờ mua bán vàng
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng trong nước sáng 16/7 bất ngờ đảo chiều giảm tới 400.000 đồng/lượng, kéo theo cả vàng miếng lẫn vàng nhẫn. Trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn biến động khó lường, nhà đầu tư đang đứng trước lựa chọn: nên tranh thủ “bắt đáy” hay tiếp tục chờ tín hiệu rõ ràng hơn?
Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Sau nhiều ngày đi ngang, giá hồ tiêu trong nước sáng nay (16/7) bất ngờ bật tăng 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm, nâng mặt bằng giá lên mức cao nhất 141.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường quốc tế lại ghi nhận chiều hướng trái ngược với đà giảm sâu, đặt ra nhiều ẩn số cho xu hướng giá thời gian tới.
Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục lập kỷ lục mới khi tiến sát mốc 100.000 đồng/kg, trong bối cảnh thị trường quốc tế bất ngờ điều chỉnh giảm sau nhiều phiên tăng mạnh. Diễn biến trái chiều giữa hai thị trường đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho người trồng cà phê, doanh nghiệp xuất khẩu và cả nhà đầu tư.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ khi sức tiêu thụ trong nước tăng cao kỷ lục, kéo theo kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tăng mạnh từ nhiều quốc gia. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi nguồn cung nội địa và ngoại nhập đều tăng tốc.
Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Dù từng đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng, thị trường sữa Việt Nam vẫn chứng kiến mức chi tiêu hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng cho cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Sức tiêu thụ tăng đều, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng hơn 35% trong nửa đầu năm, cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này chưa hề giảm nhiệt.
Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá hồ tiêu nội địa ngày 15/7 tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm, đưa mặt bằng giá xuống còn 138.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sức mua yếu và tâm lý chờ đợi cơ hội xuất khẩu tốt hơn, thị trường hồ tiêu đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần (15/7), phản ánh lo ngại về thuế quan và điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Brazil. Trong khi đó, thị trường trong nước ghi nhận biến động trái chiều, với mức giá dao động từ 88.000 – 92.500 đồng/kg tùy vùng, cho thấy sự giằng co giữa kỳ vọng giá lên và áp lực bán ra.
Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Mặc dù là những loại trái cây có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, vải thiều Bắc Ninh và mận Sơn La năm nay tiếp tục trải qua tình trạng “được mùa mất giá”. Giá bán giảm sâu, người nông dân lỗ vốn, trong khi công nghiệp chế biến vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ, chưa tạo đột phá giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giữ đà ổn định. Tuy nhiên, việc thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc khiến cả nông dân và doanh nghiệp đứng trước những lo ngại về đầu ra và lợi nhuận, trong bối cảnh vụ hè thu đang vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động