Giá tiêu tăng phi mã sau 2 ngày giảm mạnh
Giá hồ tiêu tăng thêm 500 đồng/kg tại Gia Lai, hướng tới mốc kỷ lục mới Đến lượt giá tiêu bất ngờ giảm sâu Vì sao giá tiêu giảm liên tiếp ngay thời điểm cuối năm? |
Giá tiêu hôm nay (6/12) tăng mạnh 2.000 – 3.000 đồng/kg. |
Theo đó, giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang cùng được thu mua ở mức cao nhất là 144.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tương tự, giá tiêu tại Gia Lai và Bình Phước cũng tăng 3.000 đồng/kg, lên 143.000 đồng/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu ghi nhận mức tăng 2.000 đồng/kg và đứng ở mức 143.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, thị trường cơ bản ổn định so với lần cập nhật trước, riêng thị trường Indonesia và Malaysia biến động nhẹ.
Cụ thể, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.684 USD/tấn; tăng 0,4 %; giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.123 USD/tấn, tăng nhẹ 0,41%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ổn định ở mức 6.225 USD/tấn; Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.200 USD/tấn, giảm 1,22%; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn, giảm 0,96%.
Giá tiêu được kỳ vọng sẽ phục hồi trong thời gian tới
Năm 2024, giá hồ tiêu đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước. |
Từ đầu tuần đến nay, ghi nhận giá tiêu giảm sâu, tuy nhiên, với lượng tồn kho thấp và nhu cầu xuất khẩu cao, giá tiêu được kỳ vọng sẽ phục hồi trong thời gian tới. Nông dân và doanh nghiệp cần chủ động thích nghi với các biến động thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê - Gia Lai cho biết, diện tích hồ tiêu ở địa phương này đã giảm đáng kể trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giá giảm sâu khiến nông dân gặp khó khăn và không còn mặn mà với cây trồng này.
Chính vì thời gian dài hồ tiêu rớt giá, diện tích, sản lượng giảm, dẫn đến nguồn cung đang thiếu hụt so với nhu cầu. Nguồn cung thiếu là một trong những nguyên nhân khiến giá tiêu tăng mạnh trong thời gian qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, hồ tiêu đang bước vào chu kỳ tăng giá do nguồn cung trở nên thắt chặt. Tuy nhiên, việc lượng hàng chủ yếu nằm trong tay một số ít đại lý và các công ty xuất nhập khẩu có thể dẫn đến những biến động đáng kể trên thị trường trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong tháng 11, do lo ngại giá hồ tiêu có thể tiếp tục giảm, nhiều đại lý và công ty xuất khẩu đã bán một phần lớn lượng lớn hàng tồn kho để tạo dòng tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh cà phê.
Tuy nhiên, giao dịch cà phê diễn ra rất chậm chạp do vụ thu hoạch bị trì hoãn và việc thu mua nguyên liệu gặp khó khăn vì nông dân đang tích cực trữ hàng. Do đó, nhiều đại lý buộc phải chuyển vốn sang mua tiêu để lưu kho. Điều này dẫn đến thị trường tiêu nội địa trở nên sôi động với nhu cầu mạnh hơn phục vụ cho dịp lễ Tết cuối năm.
Trong khi đó, nhiều nông dân sau khi bán cà phê đã ngay lập tức chuyển dòng tiền sang mua hồ tiêu để tích trữ, vì tiêu có thể bảo quản lâu hơn cà phê và giá tiêu vẫn ở mức hấp dẫn cho đầu cơ, đặc biệt khi thị trường tiêu được dự báo sẽ bước vào chu kỳ tăng giá trong 2-3 năm tới.
Năm 2024, giá hồ tiêu đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước, tạo động lực lớn cho nông dân đầu tư mạnh vào cây tiêu. Tuy nhiên, cây trồng này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, sâu bệnh, sự cạnh tranh với các loại cây trồng khác, và chi phí sản xuất tăng cao.
Thị trường tiêu kết thúc tuần lên xuống thất thường |
Chuyên gia nhận định về thị trường tiêu: Đà tăng vẫn “có cửa” |
Giá tiêu lại “giậm chân tại chỗ” |