Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô Thực hư chuyện ngành dừa nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng Xuất khẩu vượt tỷ USD, ngành dừa vẫn ngổn ngang những mối lo
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô, dừa tươi đồng loạt tăng

Những ngày cuối tháng 3, chị Lê Thị Thủy (30 tuổi, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) cho biết do dừa khô đang khan hiếm nên mỗi ngày các thương lái đều phải lùng sục vào tận xóm ấp để thu mua. Vào chính vụ, mỗi ngày vựa chị Thủy mua hơn 1.500 trái, còn thời điểm này sản lượng dừa thu vào chỉ còn phân nửa.

"Giá dừa khô lên 180.000-190.000 đồng một chục nhưng nông dân không có hàng bán", chị Thủy nói.

Tương tự, ngày 22/3, nhiều vựa thu mua dừa tại miền Tây đã đồng loạt báo giá dừa tươi sỉ tăng lên mức 150.000 đồng/chục (12 trái). Mức giá này cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm, khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp tết.

Anh Lê Văn Giàu, chủ đại lý dừa chuyên cung cấp dừa miền Tây cho thị trường phía bắc, cho biết: "Nhu cầu tiêu thụ dừa hiện nay đang tăng rất cao, tuy nhiên nguồn cung khan hiếm nên giá dừa tăng gần đôi so với năm trước. Hiện nay miền Bắc đang vào thời kỳ nắng nóng, các nhà máy dừa khu vực miền Tây cũng đang tích cực thu gom nguyên liệu, trong khi đó nhiều vùng dừa đã thu hoạch hết nên rất khó gom hàng, phải đi sâu vào các cù lao nên chi phí giá thành tăng lên, đẩy giá dừa tăng lên".

Ông Cao Bá Đăng Khoa - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, nguyên nhân giá dừa tươi tăng vùn vụt do chúng ta mở cửa được thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc và Mỹ. Việc này tạo hiệu ứng domino tới nhiều thị trường khác, ví dụ, thị trường Mỹ mở cửa thì các nước EU cũng mở cửa, nhiều nhà bán lẻ tăng cường tìm kiếm dừa Việt Nam. Việc này làm dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng, trong đó có người tiêu dùng Trung Quốc. Nếu như trước đây, họ dùng dừa Philippines, Thái Lan thì nay họ chuyển sang dùng thử dừa Việt Nam và ưu tiên dùng dừa Việt Nam nhiều hơn.

Theo ông Khoa, việc giá dừa khô tăng cao là do nhiều yếu tố. Thứ nhất, những năm trước, giá dừa nguyên liệu không ổn định, được mùa mất giá, thị trường xuất khẩu chủ yếu xuất thô, qua đường tiểu ngạch. Nhưng năm nay, giá tăng mạnh là do nhiều nhà đầu tư Trung Quốc thay vì mua nguyên liệu thô thì quay trở lại đầu tư chế biến sâu tại Việt Nam, họ chế biến nước cốt dừa, nước dừa cấp đông,… và nhiều sản phẩm bán nguyên liệu khác, từ đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện tại Việt Nam có khoảng 16 nhà máy nước ngoài và 35 nhà máy của Việt Nam chế biến sâu sản phẩm dừa nguyên liệu.

Thứ hai, tại Indonesia – nơi có sản lượng dừa lớn nhất thế giới – vừa rồi bắt đầu áp thuế đối với dừa nguyên liệu thô xuất khẩu. Theo lộ trình, hướng tới trong năm nay họ sẽ cấm xuất khẩu dừa nguyên liệu nhằm ưu tiên cho các nhà máy nội địa trong Indonesia để đẩy mạnh chế biến sâu. Thông tin này làm cho các nhà đầu tư chế biến sâu dịch chuyển, tìm kiếm thị trường có vùng nguyên liệu tiềm năng, lâu bền, ví dụ như Việt Nam, Thái Lan…

Hiện Việt Nam vẫn đang còn bỏ ngỏ các chính sách thuế đối với dừa nguyên liệu xuất khẩu. Do đó, các thị trường như Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Trung Quốc và nhiều nhất là Thái Lan họ thu mua dừa nguyên liệu quả Việt Nam rất nhiều.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dừa

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Ông Cao Bá Đăng Khoa - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam.

Ông Cao Bá Đăng Khoa nhấn mạnh, lợi thế của Việt Nam đó là giống dừa thuần tự nhiên, tự ươm, tự lai tạo giống, không phải là các giống dừa biến đổi gen, lai tạo gen. Với các giống dừa lai tạo, biến đổi gen, Thái Lan lại rất mạnh, vì vậy, họ tạo ra được những trái dừa to, nước rất nhiều, tuy nhiên mùi vị lại không thơm ngon bằng dừa tươi của Việt Nam.

Hiện nay, nhu cầu của người dân toàn thế giới rất cao, các sản phẩm lai tạo, biến đổi gen họ sẽ không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng.

Giống dừa truyền thống của Việt Nam và Philippines cũng khác nhau. Giống dừa truyền thống của Philippines được lai tạo từ giống dừa nguyên liệu để làm thành giống dừa ngắn (dừa uống nước). Còn tại Việt Nam thì các giống dừa rất rõ ràng, dừa nào là dừa nguyên liệu thì cơm dừa rất dày, dầu dừa nhiều. Với loại dừa uống nước thì cơm dừa rất mỏng, thậm chí không có cơm dừa. Dừa uống nước cũng rất đa dạng với 16 chủng loại.

Tuy nhiên, ngành dừa Việt Nam vẫn còn những tồn tại như, Việt Nam chưa có quy hoạch vùng trồng dừa. Ai muốn trồng loại dừa gì thì họ trồng, việc này dẫn đến thu mua không đồng bộ, trong khi đó, việc xuất khẩu hàng đi thì đòi hỏi yêu cầu đồng bộ sản phẩm, việc này dẫn đến yếu năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.

Ông Khoa cho biết, các doanh nghiệp cũng rất “hồi hộp” do thu mua nguyên liệu dừa tươi không ổn định. Có những chỗ họ trồng dừa xiêm, có chỗ họ trồng dừa lửa, nơi lại trồng dừa dứa,… khiến việc xuất khẩu gặp khó. Việc 1 container xuất khẩu mà có 2-3 loại dừa trong đó làm cho vị giác và xúc giác, mùi vị khác nhau, việc này làm giảm năng lực cạnh tranh của dừa tươi Việt Nam trên thị trường thế giới.

Việc doanh nghiệp đứng ra tự đầu tư vùng nguyên liệu thì nguồn vốn quá lớn, còn việc bắt tay liên kết với nông dân thì doanh nghiệp lo ngại tình trạng “bẻ kèo”.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dừa, ông Khoa cho biết, Hiệp hội dừa Việt Nam đang phối hợp với các bên để cung cấp các gói tín dụng ưu đãi và tiện ích riêng cho bà con nông dân, hợp tác xã, cơ sở thu mua và doanh cộng đồng doanh nghiệp ngành dừa, liên quan đến dừa (hơn 600 doanh nghiệp)…. Chương trình dự kiến sẽ triển khai thí điểm tại 5 tỉnh gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng sau đó triển khai rộng đến các tỉnh miền Đông, miền Tây và miền Trung.

Việc này nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu dừa trong nước ổn định cho các doanh nghiệp đang sản xuất, gia công ngành dừa. Khai thác các vùng nguyên liệu tiềm năng nhằm đảm bảo sinh kế ổn định cho người dân trồng dừa trên cả nước. Khai thác giá trị tiềm năng các làng nghề, tổ hợp tác để làm cầu nối cung cấp nguyên liệu thô, nguyên liệu sơ chế ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất. Góp phần giữ vững vùng nguyên liệu (trên nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân hàng) và doanh nghiệp an tâm sản xuất sản phẩm giá trị cao. Từ đó, hạn chế tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị thấp; đồng thời, hạn chế tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa.

Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, thông tin Việt Nam hiện có khoảng 200.000 ha trồng dừa, sản lượng đạt 2 triệu tấn mỗi năm. Với hơn 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, ngành dừa Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi và sản phẩm từ dừa năm nay dự kiến sẽ vượt trên 1 tỉ USD.
Ngành dừa Việt Nam có thể thu thêm 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc Ngành dừa Việt Nam có thể thu thêm 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc
Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô? Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô?
Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Foodservice là hội chợ lớn bậc nhất tại Úc về ngành thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các sản phẩm có liên quan.
Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, toàn ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính: sức mua toàn cầu chưa phục hồi khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho cao ảnh hưởng đến đơn đặt hàng mới từ các đối tác, thời gian giao hàng kéo dài gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.
“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

Đến giữa tháng 2, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 3.500 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2024, có thể nói, sầu riêng Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch.
Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu

Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu

Thanh long vượt sầu riêng, dẫn đầu xuất khẩu trái cây tháng 1 với kim ngạch 58 triệu USD, trong khi sầu riêng giảm 73%, xuống còn 31 triệu USD.
Philippines tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam

Philippines tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam

Với dân số đạt gần 120 triệu người, GDP hàng năm đạt trên 400 tỷ USD, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, sản xuất trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, cộng thêm các điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, logistics thì Philippines luôn là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc chi 18,5 triệu USD mua cua Cà Mau chỉ trong 1 tháng

Trung Quốc chi 18,5 triệu USD mua cua Cà Mau chỉ trong 1 tháng

Kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động