EVN trả hơn 50 tỷ đồng lãi vay mỗi ngày, giá điện sẽ tiếp tục tăng?
Tiêu thụ điện lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1 tỉ kWh Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện Tiêu thụ điện lên mức kỷ lục 1,025 tỷ kWh, vì sao thuỷ điện vẫn xả lũ? |
EVN trả hơn 50 tỷ đồng lãi vay mỗi ngày, giá điện sẽ tiếp tục tăng? |
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh nghiệp quản lý ngành điện lỗ ròng hơn 26.700 tỷ đồng (khoảng 1,05 tỷ USD) do chi phí lãi vay và quản lý doanh nghiệp ăn mòn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Theo đó, tổng doanh thu hợp nhất của EVN năm trước đạt hơn nửa triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2022. Lợi nhuận gộp ghi nhận hơn 13.000 tỷ, tăng hơn 20%. Tuy nhiên, con số này không đủ để bù đắp chi phí lãi vay, chưa tính tới các chi phí hoạt động và quản lý.
Tập đoàn này trả gần 19.000 tỷ đồng lãi vay trong năm ngoái, chiếm khoảng 83% chi phí tài chính và tăng hơn 4.000 tỷ so với năm 2022. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp phải trả hơn 50 tỷ đồng tiền lãi vay.
Ngoài ra, chi phí hoạt động của EVN cũng cao hơn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính. Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong năm ngoái là hơn 21.400 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức hơn 20.500 tỷ năm 2022.
Các khoản chi cao khiến EVN lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 26.000 tỷ đồng trong năm 2023. Đây là năm thứ hai liên tiếp tập đoàn này lỗ sản xuất kinh doanh điện. Tính chung lỗ ròng cả năm là hơn 26.700 tỷ, tăng 29% so với lỗ năm 2022 và cao hơn con số ước tính trên các báo cáo của Bộ Công Thương trước đó (17.000 tỷ đồng).
Tại buổi Họp báo thường kỳ quý 2/2024 diễn ra chiều 19/6, ông Nguyễn Thế Hữu cho biết, Bộ Công Thương đã thành lập đoàn công tác và đoàn đang trong quá trình làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng các bên liên quan để xem xét, đánh giá các yếu tố đầu vào cấu thành giá điện thời điểm hiện tại, từ đó làm cơ sở xem xét có tăng hay giảm giá điện trong thời gian tới.
“Hiện tại, Bộ Công Thương đã cử đoàn kiểm tra giá thành điện năm 2023 của EVN để làm cơ sở xem xét, điều chỉnh giá điện năm 2024. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc kiểm tra chưa có kết quả. Việc tăng giá điện bao nhiêu, vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc kết quả kiểm tra này," ông Hữu thông tin.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì cuộc họp. |
Liên quan đến việc khả năng điều chỉnh giá điện trong cuối tháng 6, đầu tháng 7/2024, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, để điều chỉnh giá điện hiện nay, phải thực hiện theo Quyết định 05 của Thủ tướng áp dụng từ ngày 15/5/2024.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, do phải đánh giá tác động kinh tế - xã hội nên cần có cơ chế đánh giá việc tăng giảm giá điện. Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra, rà soát để tính toán đảm bảo khoa học, khách quan có công thức tính toán cụ thể phương án giá điện.
Về chu kỳ điều hành giá, theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Quyết định 05 quy định 3 tháng một lần là điều chỉnh tăng, còn giảm là bất kỳ lúc nào cũng có thể giảm.
"Phó Thủ tướng Lê Minh Khái gần đây họp về Ủy ban điều hành giá, chỉ đạo câu chuyện tăng giá hay điều chỉnh giảm giá có cơ sở, trong tháng 6 trình lại kết quả kiểm tra giá, lúc đó mới có cơ sở tác động cho việc điều chỉnh tăng hoặc giảm," Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin.
Giá điện, giá gạo tăng đẩy CPI tháng 1/2024 tăng 0,31% |
EVN Hà Nội lên tiếng về hoá đơn tiền điện tăng gấp đôi tháng vừa qua |
Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ ngành cùng điều hành giá điện |