Giá điện, giá gạo tăng đẩy CPI tháng 1/2024 tăng 0,31%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 1 năm nay tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 01/2024 tăng 2,72%.
Chỉ số giá tiêu dùng của Hưng Yên đã tăng 2,48% CPI năm 2023 tăng 3,25%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra Lạm phát năm 2024 được dự báo sẽ “hạ nhiệt”
Giá điện, giá gạo tăng đẩy CPI tháng 1/2024 tăng 0,31%.
Giá điện, giá gạo tăng đẩy CPI tháng 1/2024 tăng 0,31%.

Số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay (29/1) cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 1 năm nay tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 01/2024 tăng 2,72%.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, một số nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 1/2024 tăng là do một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu.

Trong mức tăng 0,31% của CPI tháng 1/2024 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,02% (làm CPI chung tăng 0,05 điểm phần trăm). Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,56% làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm, do giá điện sinh hoạt tháng 1/2024 tăng 1,29% so với tháng trước và nhu cầu dùng điện để sưởi ấm tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,53% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33%; giá gas tăng 1,69% .

Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa tháng 1/2024 giảm 1,24% so với tháng 12/2023 do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá vào ngày 04/01/2024, 11/01/2024, 18/01/2024 và 25/01/2024.

Nhóm giao thông tăng 0,41% cũng làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm, do chỉ số giá xăng tăng 0,79%; chỉ số giá dầu diezen tăng 1,39%; chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,64%; giá phụ tùng ô tô tăng 0,06%; lốp, săm xe máy tăng 0,12%... Ở chiều ngược lại, có một số mặt hàng giảm giá so với tháng trước: giá xe ô tô mới, xe máy và xe ô tô đã qua sử dụng lần lượt giảm 0,33%; 0,04% và 0,4% do các hãng xe áp dụng chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng.

Trong 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thì nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,02%.
Trong 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thì nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,02%.

Tiếp đến là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,4%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng: Giá nhóm đồ trang sức tăng 2,48%; dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 0,9%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 1,16%. Vào mùa cưới nên giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,47%. Bên cạnh đó, nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0,39% so với tháng trước.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,38% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới khiến giá rượu bia tăng 0,54%; thuốc hút tăng 0,32%; đồ uống không cồn tăng 0,06%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21% (tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực tăng 1,74% ; thực phẩm giảm 0,09% ; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,30%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,11%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng sau: du lịch trọn gói tăng 0,7%; sách, báo, tạp chí các loại tăng 0,43%; khách sạn, nhà khách tăng 0,13%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do các hãng thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động.

Thống kê cũng cho thấy, lạm phát cơ bản tháng 1/2024 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,37%) chủ yếu do giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/01/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.014,85 USD/ounce, giảm 1,23% so với tháng 12/2023 do đồng USD mạnh lên và thời điểm cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khó dự đoán.

Trong nước, nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 01/2024 tăng 2,55% so với tháng 12/2023 và tăng 15,43% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,45% so với tháng trước Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,45% so với tháng trước
CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước
Học phí, giá gạo kéo CPI tháng 10 tăng nhẹ Học phí, giá gạo kéo CPI tháng 10 tăng nhẹ
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg

Giá tiêu giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg

Giá tiêu trong nước có mức giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 150.500 – 152.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi tăng giảm không đồng nhất

Thị trường heo hơi tăng giảm không đồng nhất

Giá heo hơi hôm nay 5/4 tiếp tục điều chỉnh trái chiều. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ

Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ

Trong nước, giá cà phê giảm rất mạnh từ 2.300 đến 2.500 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 130.200 - 131.200 đồng/kg. Trên thế giới, thị trường cà phê có một phiên chao đảo do lo ngại các mức thuế đối ứng của Mỹ đối với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu.
Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng

Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẵn sàng giảm thuế đối ứng nếu các quốc gia có thể đưa ra một điều gì đó “thật sự phi thường” có lợi cho Mỹ.
Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?

Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?

Một số hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ không phải chịu mức thuế đối ứng 46% là thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá vàng rớt khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng rớt khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng

Sáng nay 4/4, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố chính sách thuế đối ứng với nhiều quốc gia ở mức cao vượt ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Thị trường heo hơi tiếp tục biến động trái chiều

Thị trường heo hơi tiếp tục biến động trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 4/4, tiếp tục biến động, với sự tăng nhẹ tại miền Bắc và miền Trung, giảm nhẹ tại miền Nam. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được mua bán trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê diễn biến kịch tính trên sàn

Giá cà phê diễn biến kịch tính trên sàn

Giá cà phê trong nước nằm ở mức 132.500 - 133.600 đồng/kg. Mức thuế đối ứng 46% đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam có thể làm gián đoạn dòng chảy cà phê robusta và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam

Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam

Thị trường tiêu trong nước hôm nay 4/4 ổn định, ít biến động, đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm dao động quanh mốc 157.000 – 158.000.
Giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tăng gần 500 đồng/lít lên sát 21.000 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động