Doanh nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ

Nhiều doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh đã phải chịu cảnh tan hoang sau bão lũ. Tuy nhiên, khi bão đi qua, các DN đã nhanh chóng khôi phục lại sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 01 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 Ngành bảo hiểm tất bật sau bão Yagi
Công nhân Công ty Kho vận Đá Bạc khắc phục sạt lở đất đá tuyến đường sắt vận chuyển than từ Vàng Danh ra cảng Điền Công.
Công nhân Công ty Kho vận Đá Bạc khắc phục sạt lở đất đá tuyến đường sắt vận chuyển than từ Vàng Danh ra cảng Điền Công.

Nỗ lực khôi phục sản xuất kinh doanh

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) Nguyễn Huy Nam cho biết, trong ngày 12/9 vừa qua, Công ty Than Hà Lầm, đơn vị cuối cùng của ngành than đã có điện, các hoạt động sản xuất, khai thác hầm lò đã trở lại hoạt động bình thường.

Đến ngày 12/9, tất cả các đơn vị thuộc Tập đoàn TKV trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều được cấp điện phục vụ sản xuất, khai thác và chế biến than.

Công ty Kho vận Đá Bạc là đơn vị tiêu thụ than chính khu vực miền Tây của TKV, sau khi bão số 3 đổ bộ, Công ty này là một trong những đơn vị của TKV chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều hệ thống điện, mái tôn, công trình, kiến trúc, cây xanh tại các khu vực hiện trường, nhà xưởng, kho, bến bãi sản xuất bị hư hỏng nặng.

Một số tuyến băng tải, trạm điện, cột bơm, cấp phát nhiên liệu bị mưa gió làm hư hỏng gây gián đoạn sản xuất. Đáng chú ý, tuyến đường sắt vận chuyển than từ Vàng Danh ra cảng Điền Công có 3 vị trí bị sạt lở đất đá gây ách tắc, gián đoạn khâu vận chuyển than từ mỏ Vàng Danh, Nam Mẫu ra cảng tiêu thụ.

Công ty đã huy động tối đa nhân lực, máy móc tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Với phương châm chủ động ứng cứu tại chỗ, đơn vị đã huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên khẩn trương bắt tay khắc phục hậu quả sau bão. Trước tình hình thông tin liên lạc bị gián đoạn, công ty đã cắt cử người đến từng nhà thông báo trực tiếp vận động công nhân đi làm trở lại. Đơn vị tập trung sửa chữa hệ thống điện nội bộ sẵn sàng đấu nối điện lưới phục vụ sản xuất. Đồng thời, huy động nhiều nhân công tham gia xử lý sạt lở đất, khơi thông tuyến đường sắt huyết mạch vận chuyển, tiêu thụ than của đơn vị từ Vàng Danh ra Điền Công.

Ông Tạ Văn Long - Trưởng Phòng Điều hành sản xuất (Công ty Kho vận Đá Bạc) cho biết, đơn vị đã khôi phục hoạt động sản xuất. Ngày 11/9, tại Cảng Điền Công, đơn vị đã rót hơn 5.000 tấn than tiêu thụ. Ngày 13/9, khu vực Cảng Bến Cân hoạt động sản xuất trở lại.

Ông Nguyễn Huy Nam- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV chia sẻ, sau 3 ngày mất điện liên tục, được sự vào cuộc tích cực của tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến nay đã có 15/17 mỏ của các đơn vị thuộc Tập đoàn TKV có điện phục vụ sản xuất, khai thác than.

Ngay sau khi được cấp điện lưới trở lại, các mỏ đã nhanh chóng ổn định sản xuất; quan tâm đến đời sống thu nhập cho người lao động; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời công nhân bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - giám đốc Công ty TNHH Global Dream ở Yên Bái - chia sẻ rằng doanh nghiệp đã nối lại hoạt động vài ngày qua. Tuy nhiên họ đang phải đối mặt với tình trạng đứt gãy nguồn cung hàng hóa do nhiều xưởng chưa hoạt động lại. Công ty đang nỗ lực xử lý các đơn hàng gấp và làm việc online để khắc phục tình hình.

Tại Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Tuấn - chủ một xưởng chế biến lâm sản ở huyện Đại Từ - đã huy động công nhân trở lại làm việc để kịp trả đơn hàng cho khách. Mặc dù phải chi trả chi phí lau dọn và sửa chữa, ông Tuấn vẫn cảm thấy may mắn hơn so với những đơn vị bị mất trắng sau bão lũ.

Ở Quảng Ninh, nhiều doanh nghiệp du lịch và nhà hàng bị thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng. Đại diện Sunworld Hạ Long cho biết khoảng 90% cây xanh trong khuôn viên công viên bị quật đổ, gãy hoặc bật gốc. Công ty đang nỗ lực thống kê thiệt hại để đưa ra phương án khắc phục.

Tại Hà Nội, nhiều hợp tác xã nông nghiệp ghi nhận thiệt hại lớn sau bão. Ví dụ một hợp tác xã rau quả sạch ở Chương Mỹ bị ngập úng và giập nát gần 10ha rau, với tổng thiệt hại khoảng 230 triệu đồng. Họ đang tiến hành phá bỏ các loại rau không thể khắc phục để gieo trồng lại.

Đồng hành, chia sẻ cùng các doanh nghiệp

Ông Đoàn Ngọc Lưu - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết ngân hàng thường xuyên cập nhật tình hình hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Ông Đoàn Ngọc Lưu - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết ngân hàng thường xuyên cập nhật tình hình hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Để kịp thời ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng hành, chia sẻ cùng các doanh nghiệp, TP Hạ Long đã đưa ra giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

Cụ thể, về chính sách thuế, Chi cục Thuế TP Hạ Long hiện đang thực hiện rà soát những chính sách thuế để giúp người nộp thuế vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, kịp thời xử lý về tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế; chi phí được trừ khi tính thuế TNDN; khấu trừ thuế GTGT đầu vào liên quan đến thiệt hại do gặp thiên tai. Hiện nay, Chi cục T huế đang trực tiếp hướng dẫn người nộp thuế bị thiệt hại do bão số 3 gây ra làm hồ sơ quy trình để được hưởng các chính sách thuế.

Về khôi phục sản xuất nông nghiệp, miễn giảm thu quỹ PCTT&TKCN cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung và lĩnh vực Nông nghiệp nói riêng theo Quyết định số 1904/QĐ-UBND ngày 10/6/2020 và Quyết định số 1905/QĐ-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo nghị định, quy định của Trung ương và địa phương. Ngoài ra, UBND thành phố Hạ Long đã có văn bản số 7180/UBND-TCKH ngày 9/9/2024 báo cáo và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ thiệt hại cây trồng, vật nuôi của các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất; tham mưu điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cây trồng, vật nuôi; bổ sung hỗ trợ nhà, kiến trúc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Về lĩnh vực ngân hàng, đại diện các ngân hàng cho biết đang nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp để có thể hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn sau bão. Ông Lê Duy Hải – Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, theo thống kê sơ bộ có khoảng 195 khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 với dư nợ khoảng 18.000 tỷ đồng. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ nhanh chóng đánh giá tổng thể thiệt hại với các khách hàng trong toàn hệ thống để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đối với các khách hàng có mua bảo hiểm của ngân hàng, VietinBank sẽ nhanh chóng đẩy nhanh công tác đền bù để tạo điều kiện cho người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Còn đối với BIDV, ông Lê Trung Thành – Phó Tổng Giám đốc cho biết, trong thời gian qua đã liên tục cập nhật thông tin từ chi nhánh ở hai địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh và một số địa phương khác để đánh giá mức độ thiệt hại của khách hàng. Ngân hàng coi đây là nhiệm vụ cấp bách cần được ưu tiên, đánh giá từng trường hợp khách hàng để có phương án cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi…, ban hành gói tín dụng với mức lãi suất hợp lý, quy mô hợp lý để đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp hồi phục sau cơn bão.

Thông tin thêm tại buổi làm việc, ông Đoàn Ngọc Lưu - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, cũng kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Cụ thể, Agribank đã chỉ đạo Công ty Bảo hiểm ABIC khẩn trương tiến hành các thủ tục hỗ trợ, đền bù đối với các khách hàng, đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời; Thành lập các Đoàn công tác gặp gỡ, động viên, chia sẻ trực tiếp với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3; nắm bắt, đánh giá tổng thể mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn, dự kiến dư nợ bị ảnh hưởng, khả năng trả nợ, các giải pháp triển khai hỗ trợ khách hàng cụ thể: Triển khai các biện pháp, cơ cấu đối với dư nợ cho vay theo Nghị định 55, cơ cấu lại dư nợ bị ảnh hưởng theo Thông tư 02, giảm lãi suất, cho vay mới, khẩn trương hỗ trợ khách hàng khôi phục, ổn định hoạt động kinh doanh…; Chủ động phối hợp với chính quyền, hỗ trợ người dân tại địa phương, thông qua công tác ủng hộ, anh sinh xã hội, góp phần khắc phục hậu quả để lại do cơn bão số 3.

Trong thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục chủ động bám sát, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai; thường xuyên cập nhập diễn biến tình hình, ổn định hoạt động kinh doanh, hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, đặc biệt khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
Nguồn cung thực phẩm cho thị trường phía Bắc không thiếu Nguồn cung thực phẩm cho thị trường phía Bắc không thiếu
Siêu thị khẳng định thiếu rau chỉ là cục bộ, mang tính thời điểm Siêu thị khẳng định thiếu rau chỉ là cục bộ, mang tính thời điểm
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành bảo hiểm tất bật sau bão Yagi

Ngành bảo hiểm tất bật sau bão Yagi

Trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra còn phức tạp, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, do đó, các DNBH tiếp tục cử thêm giám định viên và chỉ định thêm các giám định viên độc lập xuống hiện trường xác minh thiệt hại và hỗ trợ, hướng dẫn người tham gia bảo hiểm hoàn tất thủ tục.
Goolge, Facebook, TikTok và loạt ông lớn nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng

Goolge, Facebook, TikTok và loạt ông lớn nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng

8 tháng đầu năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook, TikTok… đã nộp hơn 6.234 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Sau bão số 3, du lịch đang là ngành chịu nhiều thiệt hại. Ngay khi bão đi qua, các doanh nghiệp lữ hành, hộ kinh doanh du lịch đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão để sớm đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường.
Ai đứng sau chuỗi cà phê KATINAT?

Ai đứng sau chuỗi cà phê KATINAT?

Sau khi đăng bài thông báo ủng hộ 1.000 đồng trên mỗi ly nước cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chuỗi cà phê KATINAT nhận được cơn "bão gạch đá" và phản ứng tiêu cực. Thương hiệu này đã nhanh chóng đăng bài xin lỗi ngay sau đó và thông báo đã góp trực tiếp 1 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nghìn tỷ sau mưa lũ ở miền Bắc

Các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nghìn tỷ sau mưa lũ ở miền Bắc

Trước những thiệt hại về người và tài sản của khách hàng sau cơn bão số 3, các doanh nghiệp bảo hiểm đang huy động người để xúc tiến giám định, chi trả bồi thường.
Thần tốc phủ sóng di động Viettel ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn

Thần tốc phủ sóng di động Viettel ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, lũ quét kinh hoàng đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên với 37 hộ dân và 154 nhân khẩu. Đây là thôn xa trung tâm, bị cô lập do mưa lũ.
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất

Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất

Hơn 1,3 triệu khách hàng chịu ảnh hưởng từ thiên tai đã được Viettel hỗ trợ cộng miễn phí tài khoản để duy trì liên lạc trong lúc khẩn cấp.
Phú Long khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky tại Nam Sài Gòn

Phú Long khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky tại Nam Sài Gòn

Sáng 10/09/2024, Công ty Phú Long chính thức tổ chức Lễ Khởi công Essensia Sky, dự án căn hộ xanh - sức khỏe trong quần thể Essensia Nam Sài Gòn, thuộc Khu đô thị Dragon City, mang thông điệp "Nơi đất lành cho cuộc sống hoan ca” tại khu Nam Thành Phố.
Hàng loạt doanh nghiệp thiệt hại nặng sau bão Yagi

Hàng loạt doanh nghiệp thiệt hại nặng sau bão Yagi

Bão Yagi đã gây thiệt hại trên diện rộng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và vận tải tại miền Bắc.
Chi hơn 830 tỷ đồng để mua một công ty bia khác, tiềm lực Bia Sài Gòn mạnh cỡ nào?

Chi hơn 830 tỷ đồng để mua một công ty bia khác, tiềm lực Bia Sài Gòn mạnh cỡ nào?

Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (SAB) vừa ban hành nghị quyết hội đồng quản trị thông qua phương án chào mua công khai cổ phiếu CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây - Sabibeco Group.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động