Đây mới là lý do lớn khiến thịt heo khó xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là thịt heo. Tuy nhiên, đến nay việc truy xuất này vẫn là vấn đề nan giải với cả người chăn nuôi và người tiêu dùng.
Giá heo miền Bắc tăng mạnh, thực hư tin đồn mở biên găm hàng chờ lên giá Giá heo hơi bắt đầu vào đợt tăng mới Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng đàn, người dân không lo thiếu thịt heo dịp Tết
Đây mới là lý do thịt heo khó xuất khẩu
Đây mới là lý do lớn khiến thịt heo khó xuất khẩu

Người chăn nuôi thờ ơ với truy xuất

Ông Ngô Văn Tiến ở xã miền núi huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có trang trại nuôi hơn 10.000 con heo. Trang trại của ông Tiến được một chủ doanh nghiệp tại TP.HCM đầu tư từ con giống, kỹ thuật, thức ăn. Ông Tiến chỉ việc xây chuồng trại và thuê nhân công chăn nuôi. "Đến lúc heo xuất chuồng, công ty ra mua lại. Còn sau đó họ về đóng dấu mộc hay đeo vòng truy xuất nguồn gốc như thế nào, việc đó tôi không biết".

Ngay tại "thủ phủ" chăn nuôi heo Đồng Nai cũng còn rất nhiều hộ chăn nuôi hàng chục con heo nhưng cũng không áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc. Như gia đình anh Hạnh Hữu (Thống Nhất, Đồng Nai) đang nuôi vài chục con heo thịt không đeo số, vòng để truy xuất nguồn gốc. "Heo của gia đình tôi khi xuất chuồng thường bán cho các thương lái quen.

Do đó không cần thiết phải mất thêm tiền để đeo vòng truy xuất nguồn gốc cho heo. Mà có đeo vòng cũng vô nghĩa bởi cánh thương lái đi gom heo của nhiều gia đình về nhập lại, giết mổ chung. Heo mình có đeo vòng cũng bị trộn chung với heo không có nguồn gốc", anh Hữu giải thích thêm.

Còn ở huyện Củ Chi, TP.HCM, bên cạnh những trang trại nuôi heo lớn có thể truy xuất nguồn gốc heo thì những hộ nuôi nhỏ lẻ điều này không khả thi. Như ở xã An Nhơn Tây, ông N.V.C. nuôi sáu con heo và chỉ bán cho thương lái "ruột". "Mối bán này của tôi chục năm nay. Heo mua của tôi đã rõ nguồn gốc là tôi ở địa chỉ này, tên này nên về các nơi thu mua tự đeo vòng truy xuất, nội dung địa chỉ thông tin trên vòng có... thương lái lo thôi", ông C. nói.

Một lãnh đạo thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT TP.HCM) cho rằng ngoài việc khó kiểm soát nguồn gốc heo từ các hộ nuôi, cái khó hiện nay là phần mềm truy xuất nguồn gốc heo chưa hoàn chỉnh. Từ đó phần mềm chưa cảnh báo hoặc phát hiện được tình trạng heo không đeo vòng ở các hộ nuôi.

"Ngoài ra, tình trạng chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Thịt còn bày bán tràn lan ngoài chợ truyền thống. Tình trạng giết mổ heo lậu vẫn còn tồn tại... Từ đó, việc truy xuất nguồn gốc heo để tiến tới có sản phẩm thịt sạch chưa thực hiện triệt để được", vị lãnh đạo này nói.

Người chăn nuôi thờ ơ với truy xuất
Người chăn nuôi thờ ơ với truy xuất

Mặt khác, theo vị cán bộ trên, đa số thịt heo đang bán tại TP.HCM được đưa về từ các tỉnh thành. Do đó, dù TP có trách nhiệm đến đâu nhưng lực lượng quản lý của các tỉnh không kiểm soát chặt chẽ từ khâu chăn nuôi đến giết mổ thì người dân TP vẫn phải sử dụng thịt heo chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. "Thông tin truy xuất nguồn gốc ban đầu không có hoặc mù mờ thì TP.HCM muốn thực hiện truy xuất các bước tiếp theo cũng không thể thực hiện", vị cán bộ trên nói thêm.

Chia sẻ thêm về vấn đề trên, ông Nguyễn Kim Đoán - phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - cho rằng chưa kiểm soát được lò mổ heo lậu nên thịt heo không rõ nguồn gốc còn trà trộn vào cả chợ truyền thống và siêu thị. Về kiểm soát thương lái, ông Đoán cũng trăn trở đây cũng là vấn đề không nhỏ nhưng chưa làm được.

Bởi theo ông Đoán, thương lái là những người đi mua heo ở các trang trại, hộ chăn nuôi. Và heo có chất lượng, nguồn gốc được trộn chung với heo mua trôi nổi ngoài các hộ dân và mang đi giết mổ. Từ đó chất lượng thịt heo tốt hay xấu đều tùy thuộc vào lương tâm của thương lái, chứ việc truy xuất nguồn gốc không giải quyết được.

Người tiêu dùng không quan tâm

Tại một siêu thị tại đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh), gần như người dân khi mua hàng chỉ quan tâm đến độ tươi, ngon của thực phẩm và thông tin ghi trên sản phẩm như thương hiệu, giá cả..., chứ không còn nhớ đến việc dán tem và truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm.

Lựa mua hàng tại siêu thị này, bà Hồ Thị Thủy cho biết vẫn tạm tin hàng trong siêu thị là có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ nên đi mua, chứ chẳng mấy khi để ý truy xuất nguồn gốc. "Có một vài sản phẩm rau củ, thịt có dán mã QR để quét nhưng người lớn tuổi như chúng tôi đâu có xài được điện thoại thông minh, không phải ai cũng biết cách dùng và cũng tốn thời gian nên thôi", bà Thủy nói.

Tương tự, tại nhiều siêu thị, cửa hàng bán thực phẩm ở TP.HCM, các sản phẩm hữu cơ được bố trí khu vực riêng, bao bì có thông tin, mã QR và có giá cao hơn so với các sản phẩm khác. Tuy vậy, không nhiều người tin tưởng vào tem truy xuất này.

Theo chị Nguyễn Thị Minh (quận Bình Thạnh), gọi là tem truy xuất nguồn gốc nhưng thật ra khi quét thử mã QR trên bao bì một sản phẩm rau xanh, thông tin hiện ra chủ yếu là về nhà cung cấp, đơn vị nhập hàng. Còn lại gần như không có thông tin gì về quy trình chăm sóc, sản xuất của các loại rau.

"Tem truy xuất nguồn gốc được dán trên các sản phẩm chưa thật sự đúng nghĩa là giúp người tiêu dùng biết hết những thông tin cần thiết, vẫn còn tính chất nửa vời nên khó thuyết phục được người tiêu dùng đặt niềm tin", bà Minh nhận định.

Người tiêu dùng không quan tâm
Người tiêu dùng không quan tâm

Nhận xét về mặt hàng thịt heo, ông Đoàn Văn Thanh (quận 12) thừa nhận thịt heo được truy xuất tại chợ đầu mối phần nào giúp người tiêu dùng an tâm hơn. Nhưng thực tế người dân vẫn gần như không biết được thông tin. Bởi theo ông Thanh, thịt heo mua lẻ ngoài chợ đã được cắt miếng nên không thể truy xuất được chúng có nguồn gốc từ đâu.

Cũng theo ông Thanh, ngay cả tem truy xuất có đầy đủ thông tin đi chăng nữa thì ai đảm bảo sản phẩm đó là thông tin đúng, là hàng sạch, hàng an toàn?

"Chúng tôi quan tâm hàng đó đến từ đâu, nhưng cái cần nhất là thông tin quy trình sản xuất như thế nào, sản phẩm đó an toàn hay không lại không có. Còn nếu sản phẩm mà bị trà trộn sạch - bẩn lẫn lộn hoặc làm kiểu hình thức, truy xuất được nhưng hàng kém chất lượng thì cũng như không", ông Thanh nói.

Truy xuất nguồn gốc heo là giải pháp lớn để xuất khẩu

Cả nước hiện còn trên 22.000 điểm giết mổ heo nhỏ lẻ, tự phát. Do đó khó có thể truy xuất được hết nguồn gốc thịt heo trên thị trường. Từ đó, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng thịt heo không rõ nguồn gốc.

Hiện nay, nhiều DN lớn đã đầu tư và đáp ứng được các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một tiêu chuẩn khác mà bản thân DN khó đáp ứng là trang trại phải được đặt trong khu vực an toàn dịch bệnh và được Tổ chức Thú y quốc tế (OIE) công nhận. Theo ông Nguyễn Văn Khánh, Phó giám đốc Công ty CP phát triển chăn nuôi Hòa Phát, các trang trại của công ty đều đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, nhưng những trang trại nhỏ lẻ xung quanh không đạt tiêu chuẩn khiến công ty bị ảnh hưởng. Về lâu dài cần có nhiều cơ chế thu hút các DN lớn chăn nuôi chuyên nghiệp như quy hoạch vùng nuôi để nâng dần tỷ trọng nhóm này lên và giải bài toán vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đây cũng là yêu cầu chung của nhiều DN khác trong ngành.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, phân tích: Chúng ta ở cạnh một thị trường tiêu thụ thịt heo rất lớn là Trung Quốc. Hiện nay, hạn hán khắc nghiệt nhiều nơi ở Trung Quốc càng làm cho nguồn cung thịt heo hạn chế. Nhiều chuyên gia dự báo giá và nhu cầu tiêu thụ thịt heo của Trung Quốc sẽ tăng từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể xuất thịt heo chính ngạch sang thị trường này dù các ngành chức năng của Việt Nam đã làm việc với nước bạn nhiều lần về vấn đề này. Hiện tại, heo Việt Nam mới chỉ xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc, tuy nhiên việc này ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch trên heo, nhất là dịch tả lợn châu Phi, và giá thành thịt heo nội địa. Chính vì vậy các ngành chức năng tăng cường quản lý và nhờ vậy thị trường nội địa thời gian gần đây được ổn định.

“Hiện tại, nguồn cung thịt heo lớn hơn cầu nên thị trường vẫn ổn định từ nay đến cuối năm. Giá có thể biến động nhẹ theo giá thức ăn chăn nuôi nhưng giá nguyên liệu đầu vào đã bắt đầu giảm theo xu hướng giá thế giới. Chính vì vậy, giá thức ăn chăn nuôi ít có khả năng tăng, thậm chí có thể sẽ giảm nên giá thịt sẽ ổn định”, ông Công phân tích.

Quy trình truy xuất nguồn gốc heo theo quy định - Đồ họa: N.KH.
Quy trình truy xuất nguồn gốc heo theo quy định - Đồ họa: N.KH.

Đồng tình quan điểm trên, ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty chăn nuôi CP Việt Nam, nói: “Do những khó khăn nêu trên nên hiện tại chưa thị trường nào chấp nhận thịt heo chính ngạch từ Việt Nam. Hiện tại ngành chăn nuôi khởi sắc trở lại sau một thời gian dài khó khăn, tỷ lệ tái đàn đang tăng. Tuy nhiên sức mua vẫn còn chậm, thời điểm gần tết nhu cầu có thể cải thiện, do đó giá có thể tăng nhẹ”.

Trong một cuộc hội thảo bàn luận về vấn đề xuất khẩu của ngành chăn nuôi, ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus châu Á (Tập đoàn De Heus) cho biết, muốn xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đến các thị trường lớn như châu Âu thì Việt Nam phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu từ phía đối tác nhập khẩu. Sản phẩm phải bảo đảm không có tồn dư kháng sinh và phải được lấy từ những vùng an toàn dịch bệnh…

Đây là những yêu cầu tiên quyết nhưng cũng khiến ngành chăn nuôi heo rơi vào thế khó, bởi hiện nay, ở nước ta chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn đang chiếm những ưu thế. Và điều này dường như vẫn “kéo chân” ngành hàng này trong xuất khẩu.

Chiến lược ngành chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020, xuất khẩu thịt heo đạt 500 - 800 triệu USD/năm. Tuy nhiên, mục tiêu này đã thất bại. Trong chiến lược phát triển mới đây, ngành chăn nuôi tiếp tục đặt mục tiêu đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 600.000 tấn thịt heo, tương đương 2,5 - 3 tỷ USD. Thế nhưng, chỉ còn chưa đầy 8 năm nữa, lĩnh vực này liệu có kịp thay đổi?

Để đạt được con số nêu trên, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Bộ sẽ đồng hành cùng các địa phương, triển khai quyết liệt, đồng bộ việc chuyển đổi số trong chăn nuôi, đồng thời thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao nhằm tiết kiệm chi phí. Cùng với đó là gắn việc đẩy mạnh chăn nuôi với chế biến để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu; Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường có tiềm năng; Đồng thời hỗ trợ việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới…

“Nếu sản phẩm một công ty nào đó bị lỗi, chúng ta có thể truy ngược lại sản phẩm đó sản xuất ngày nào, thuộc lô hàng nào... Tuy nhiên, với heo thì không thể, nếu thương lái pha vài con heo không có nguồn gốc thì cũng không kiểm soát được. Hoặc nếu người tiêu dùng chỉ mua 1-2 kg thịt làm sao truy xuất?”, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, Giám đốc Công ty Thanh Bình (Đồng Nai) phân tích.

Ông Bình cho biết đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, không hiệu quả. “Ứng dụng công nghệ truy xuất là việc đáng hoan nghênh nhưng trước mắt lại làm khó người nuôi”, ông Bình cho biết. Theo đại diện của siêu thị Big C, trung bình mỗi ngày, Big C cung ứng cho thị trường 50-60 con heo (4-6 tấn), ứng dụng công nghệ truy xuất đã phần nào giúp đỡ cho việc quản lý sản phẩm đưa vào siêu thị. Tuy nhiên, vẫn còn gặp một số vấn đề về lỗi kỹ thuật, đặc biệt ứng dụng công nghệ làm tăng chi phí sản phẩm.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như CP, Vissan đang đẩy mạnh việc chăn nuôi heo, thực hiện quy trình giết mổ khép kín để cung cấp cho người tiêu dùng, các hệ thống siêu thị, cửa hàng hiện đại phân phối cung ứng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, giá bán tại đây cao hơn so với kênh truyền thống và người tiêu dùng vẫn chấp nhận rủi ro với thịt heo không rõ nguồn gốc.

Thực tế có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ phù hợp hơn với các hệ thống siêu thị hoặc bán sản phẩm trực tiếp không qua thương lái. Theo nhiều doanh nghiệp, giải pháp là cần khuyến khích việc xây dựng thương hiệu thịt heo, hơn là việc sản xuất đại trà và thương lái gây sức ép cho người nuôi truyền thống. “Công ty chúng tôi thực hiện chăn nuôi heo theo phương pháp “Detox cho heo” (thanh lọc) trong vòng 15 ngày trước khi xuất bán. Sản phẩm này bán trực tiếp cho người tiêu dùng với mức cam kết chịu phạt 1 tỉ đồng nếu bị phát hiện có chất cấm trong thịt heo. Giá thành này làm cho chi phí sản xuất tăng 10% nhưng tôi nghĩ người tiêu dùng sẽ chấp nhận vì sự an toàn của mình”, ông Bình hiến kế.

Theo ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Những chủ trang trại cần hiểu việc truy xuất nguồn gốc là để bảo vệ chính họ khi minh bạch thông tin cho nhà sản xuất và khách hàng.

Giá heo tăng đồng loạt, cẩn trọng trước những rủi ro khi người nuôi heo ồ ạt tái đàn Giá heo tăng đồng loạt, cẩn trọng trước những rủi ro khi người nuôi heo ồ ạt tái đàn
Giá heo hơi bắt đầu vào đợt tăng mới Giá heo hơi bắt đầu vào đợt tăng mới
Giá heo hơi thấp nhất trong khu vực, lại nóng chuyện mở biên xuất heo sang Trung Quốc Giá heo hơi thấp nhất trong khu vực, lại nóng chuyện mở biên xuất heo sang Trung Quốc
Minh Anh (t/h)

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động