Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tăng 0,3%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 trên địa bàn Hà Nội tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu đẩy CPI tháng 5/2022 tăng CPI Hà Nội tháng 4/2022 giảm nhẹ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng nhẹ
Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tăng 0,3%
Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tăng 0,3%

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 trên địa bàn tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 2,43% so với tháng 12/2021 và tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 5, có 10/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,59% (tác động làm tăng CPI chung 0,12%) do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 và là thời điểm diễn ra SEA Games 31, các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí được đẩy mạnh, khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội tăng cao; nhóm giao thông tăng 2,12% (tác động làm tăng CPI chung 0,21%) chủ yếu do giá xăng điều chỉnh tăng 3 lần liên tiếp vào ngày 4-5, 11-5 và ngày 23-5-2022 (bình quân trong tháng giá xăng tăng 5,99% so với tháng trước, dầu diesel tăng 3,98%).

Nhóm giáo dục tăng 0,3% (tác động làm tăng CPI chung 0,02%) do trong tháng các trường học trên địa bàn thành phố hoàn tất các khoản thu còn lại kết thúc năm học 2021-2022. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,3%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,22% (tác động làm tăng CPI chung 0,07%), trong đó nhóm lương thực tăng 0,34%; thực phẩm tăng 0,22%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%.

Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,03%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%.

Riêng nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,71% (tác động làm giảm CPI chung 0,14%) do giá gas giảm 4,75% so với tháng trước. Sản lượng điện tiêu thụ trong tháng giảm nên tính theo giá bình quân điện giảm, đồng thời giá thép xây dựng cũng có xu hướng giảm dần so với những tháng đầu năm 2022.

So với tháng trước, chỉ số giá vàng tháng 5 tăng 0,01% trong khi chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,57%.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm nay 2022, CPI Hà Nội tăng 3,04% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng cao so với bình quân cùng kỳ: Nhóm giao thông tăng 15,3%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,85%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,83%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,78%.

Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,54%.

Có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân 5 tháng đầu năm giảm so với bình quân cùng kỳ: Bưu chính viễn thông giảm 0,3%; giáo dục giảm 2,26%.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Sáng ngày 3/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 25.091 đồng, tăng 21 đồng so với phiên liền trước. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.837 - 26.345 đồng.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ đã chốt phiên ở mức cao kỷ lục vào ngày 2/7 sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam, giúp xoa dịu những lo ngại về căng thẳng thương mại kéo dài.
Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù chưa có con số cụ thể được công bố, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu tích cực, là “deal tốt” cho xuất khẩu và đầu tư, đồng thời có thể thúc đẩy nội lực sản xuất trong nước nếu được thực thi hợp lý.
Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Từ ngày 1/7/2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 5,9%/năm trong 5 năm đầu – thấp hơn 2% so với mức trung bình thị trường. Chính sách mới mở ra cơ hội lớn để hàng triệu người trẻ tiếp cận nhà ở với chi phí hợp lý, trong bối cảnh giá bất động sản và áp lực tài chính vẫn đang là thách thức lớn.
Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị định này không chỉ làm rõ các quy định về người nộp thuế, phương pháp tính thuế, hoàn thuế, mà còn hướng dẫn cụ thể các trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Việc sáp nhập các tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025 không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà còn mở ra một môi trường hoàn toàn mới, tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển.
Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính mới được cập nhật trên toàn quốc. Hóa đơn điện tử sẽ ghi địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính sau sáp nhập, dù giấy đăng ký kinh doanh vẫn thể hiện địa chỉ cũ. Người nộp thuế không bắt buộc thay đổi thông tin ngay.
Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Từ ngày 1/7/2025, 46 nhóm phí, lệ phí chính thức được giảm 50% theo Thông tư 64/2025/TT-BTC, đánh dấu bước đi mới trong chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản hoặc đang thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động