Giá xăng dầu đẩy CPI tháng 5/2022 tăng

Giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng nhẹ CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% CPI 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68%
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước

Theo Báo cáo mới nhất của Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm ngoài.

Cơ quan thống kê nhận định giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới;giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng.

Với mức tăng này, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng từ 2,74%-4,47% của 5 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2020.

Đáng chú ý, trong xu hướng giá cả hàng hóa đang tăng, nhiều khả năng lạm phát năm nay không ở mức thấp như năm ngoái với 1,84% mà sẽ xoay quanh ngưỡng mục tiêu 4%.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2022 có 10/11 nhóm hàng tăng giá

Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5/2022 tăng 0,27% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,28%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm;

Thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

Trong đó, ở nhóm lương thực tháng 5/2022 tăng 0,28% so với tháng trước, bởi đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,25%.

Đặc biệt, nhóm hàng thực phẩm tăng 0,22% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu bởi giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển tăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,03% so với tháng trước; thịt gia cầm đông lạnh tăng 2,16%; giá trứng các loại cũng tăng 0,9% so với tháng trước.

Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,18% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng; giá thủy sản chế biến tháng 5.2022 tăng 0,24% so với tháng 4.2022. Giá thịt lợn tăng 0,02% so với tháng trước.

Giá xăng dầu đẩy CPI tháng 5/2022 tăng

Giá dầu mỡ ăn và chế biến tăng 1,47% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu sản xuất dầu cọ tăng cao. Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,8% so với tháng trước; đường, mật tăng 0,27%; sữa, bơ, pho mát tăng 0,33%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,47%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,16% do giá vận chuyển tăng...

Tiếp sau đó, chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng.

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ucraina và chiến lược "Zero COVID" từ Trung Quốc;

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè.

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5.2022 tăng 2,34% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm do một số địa phương tăng học phí năm học 2021-2022 trở lại sau thời gian miễn, giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm cho nhóm dịch vụ giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,74% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 5.2022 tăng 0,19% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân.

Chỉ số giá USD tăng 0,65%.

Tháng 5/2022, có nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,13% so với tháng trước.

Như vậy, nhóm hàng tăng giá chiếm số áp đảo đã đẩy CPI tháng 5 tăng cao.

Minh Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đã có ngân hàng tăng lãi suất huy động lần đầu tiên trong tháng Tư

Đã có ngân hàng tăng lãi suất huy động lần đầu tiên trong tháng Tư

Lãi suất ngân hàng ngày 10/4/2025, trong khi nhiều ngân hàng vẫn duy trì mặt bằng thấp, một ngân hàng bất ngờ nâng lãi một số kỳ hạn.
Kéo dài chính sách giảm 2% thuế VAT: “Liều doping” cực mạnh giúp doanh nghiệp khơi thông đầu ra

Kéo dài chính sách giảm 2% thuế VAT: “Liều doping” cực mạnh giúp doanh nghiệp khơi thông đầu ra

Theo chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế cho rằng việc VAT thời điểm này sẽ là một “liều doping” cực mạnh giúp doanh nghiệp khơi thông đầu ra và hồi phục nền kinh tế vĩ mô.
Giá USD vượt 26.100 đồng, Ngân hàng Nhà nước nói về định hướng điều hành

Giá USD vượt 26.100 đồng, Ngân hàng Nhà nước nói về định hướng điều hành

Hôm nay (8/4), tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD được điều chỉnh tăng mạnh, lên mức cao chưa từng có.
Gửi tiết kiệm online ở ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất?

Gửi tiết kiệm online ở ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất?

Lãi suất hôm nay 8/4, các ngân hàng ngoại giảm mạnh lãi suất. PublicBank, GPBank đang là hai ngân hàng có lãi suất hấp dẫn nhất khi gửi online.
Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024

Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024

Theo Bộ Tài chính, kết quả thu nội địa quý I/2025 đạt khá so dự toán và tăng so cùng kỳ chủ yếu do kinh tế những tháng cuối năm 2024 tăng trưởng khá (GDP quý IV tăng 7,55% so cùng kỳ, cả năm tăng 7,09%), những tháng đầu năm 2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng

Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng

Chính sách thuế quan mà Mỹ vừa công bố đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này đẩy giá bán USD tại một số nhà băng vượt 26.000 đồng/USD, cao nhất từ trước đến nay.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Lộ diện ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong ngày 1/4

Lộ diện ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong ngày 1/4

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trở thành ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong tháng 4 khi vừa niêm yết biểu lãi suất mới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động