Cao Bằng giới thiệu gần 80 nông đặc sản tại TP.HCM
7 đặc sản Cao Bằng xưa là món chỉ nhà nghèo ăn, nay lên đời thành "hàng hiếm" nhiều người săn lùng Gạo nếp ong - hạt ngọc của núi rừng Độc lạ bánh cuốn không ăn kèm nước mắm chỉ có ở Cao Bằng |
![]() |
Cao Bằng giới thiệu gần 80 nông đặc sản tại TP.HCM |
Sáng 16/5, Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức khai mạc sự kiện tại địa chỉ 92-96 Nguyễn Huệ, Quận 1. Chương trình kéo dài trong 4 ngày, từ 15 đến 18/5/2025, quy tụ hơn 15 doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất tiêu biểu đến từ tỉnh Cao Bằng.
Gian hàng giới thiệu đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương như: thạch đen, miến dong, bún ngũ sắc, gạo nếp hương Bảo Lạc, gạo nếp ong Trùng Khánh, bánh chưng, bánh khảo, trà Giảo Cổ Lam, trà Kolia, lạp sườn, thịt hun khói, cùng các sản phẩm nông cụ truyền thống đến từ làng rèn Phúc Sen.
Theo bà Đồng Thị Kiều Oanh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng, sự kiện lần này là dịp quan trọng để quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông sản đặc sản và các sản phẩm OCOP của tỉnh tới thị trường tiêu dùng sôi động tại TP.HCM. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất của Cao Bằng tiếp cận nhà phân phối, tìm kiếm đối tác và mở rộng kênh tiêu thụ bền vững.
Tỉnh Cao Bằng hiện có 61 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, trong đó có 15 sản phẩm đạt cấp khu vực và 5 sản phẩm được công nhận cấp quốc gia. Ngoài ra, địa phương cũng có 144 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, gồm 131 sản phẩm đạt 3 sao và 13 sản phẩm đạt 4 sao.
Bà Oanh chia sẻ: “Với sự đồng hành của TP.HCM – trung tâm kinh tế năng động bậc nhất cả nước – cùng với nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp địa phương, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Cao Bằng sẽ ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế một cách bền vững.”
![]() |
Sản phẩm đặc trưng tại lễ hội |
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC, cũng khẳng định: TP.HCM sẽ tiếp tục là cầu nối giúp Cao Bằng và các tỉnh miền núi phía Bắc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh phía Bắc, trong đó Cao Bằng là điểm nhấn đáng chú ý trong năm nay.
Mang đến sự kiện các sản phẩm như thịt lợn xông khói, thịt trâu khô và lạp sườn – đều đạt chứng nhận OCOP 4 sao – bà Nguyễn Thanh Tâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tâm Hòa, bày tỏ mong muốn người tiêu dùng miền Nam có thể thưởng thức và yêu thích hương vị đặc trưng của đồng bào Tây Bắc.
“Sản phẩm của chúng tôi đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến khép kín và được kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu mua nguyên liệu đến sản xuất. Chúng tôi đặt chất lượng và sự sạch sẽ lên hàng đầu,” bà Tâm chia sẻ.
Sự kiện không chỉ mở ra cơ hội phát triển thị trường mới cho nông sản Cao Bằng, mà còn góp phần lan tỏa văn hóa, bản sắc và giá trị truyền thống của vùng núi phía Bắc đến với người dân TP.HCM.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Chỉ thu thuế với dòng tiền kinh doanh, không “soi” chuyển khoản cá nhân

Dầu ăn dành cho chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn người tiêu dùng: Cảnh báo khẩn từ Cục An toàn thực phẩm

Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân
