Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Phong trào hướng tới huy động toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng tham gia, nhằm đưa đất nước bứt phá trong kỷ nguyên số, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng đến năm 2045.
Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống? Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làn sóng AI: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 923/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

Phong trào nhằm phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và nhân dân. Mục tiêu là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đưa đất nước tiến nhanh, mạnh trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của sự giàu mạnh và hùng cường.

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Mục tiêu của phong trào là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ảnh minh họa)

Theo Kế hoạch, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Bên cạnh đó, phong trào cũng khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường trong toàn xã hội, đồng thời khai thác tối đa năng lực nội sinh. Quan điểm chỉ đạo được xác định rõ: “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển”.

Phong trào thi đua hướng đến việc đạt và vượt các mục tiêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024, góp phần đổi mới toàn diện cách thức quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thay đổi phương thức sống và làm việc của người dân.

Bảy nội dung thi đua trọng tâm

Cụ thể, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bộ, ngành, địa phương), tổ chức, doanh nghiệp tập trung thi đua thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

Thi đua nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý và mô hình hoạt động, điều hành từ "truyền thống" sang không gian số dựa trên dữ liệu số. Gắn tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ của phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với các nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

Thi đua phát triển hạ tầng cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí".

Thi đua đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát triển Chính phủ số, đẩy mạnh ứng dụng số trong cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; tăng cường quản lý nhà nước trên môi trường số từ Trung ương đến địa phương; kết nối và vận hành thông suốt các cơ quan trong hệ thống chính trị, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số. Nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Thi đua phát triển kinh tế số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khoa học, công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thi đua phát triển xã hội số. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Triển khai sâu rộng phong trào "bình dân học vụ số", tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số trong nhân dân, chuẩn bị đồng bộ mọi nguồn lực để phát triển xã hội số.

Thi đua bảo đảm quốc phòng và an ninh, an toàn, an ninh mạng, chủ quyền quốc gia trên nền tảng số và không gian mạng.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, bán dẫn, năng lượng nguyên tử và các lĩnh vực công nghệ chiến lược khác.

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Thi đua phát triển kinh tế số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khoa học, công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Ảnh minh họa)

Tiêu chí và hình thức khen thưởng

Kế hoạch cũng nêu rõ các tiêu chí thi đua dành cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và địa phương. Hình thức khen thưởng bao gồm:

Khen thưởng hàng năm và sơ kết: Do các bộ, ngành, địa phương thực hiện theo thẩm quyền.

Khen thưởng tổng kết: Bao gồm Huân chương Lao động, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng, Cờ Thi đua và Bằng khen các cấp.

Việc xét khen thưởng căn cứ trên kết quả thực hiện phong trào, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Phong trào sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025–2030, chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2025–2027): Các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai trong quý II/2025; tổ chức thực hiện hiệu quả và tiến hành sơ kết vào năm 2027.

Giai đoạn 2 (2027–2030): Dựa trên kết quả sơ kết, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu để Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương triển khai giai đoạn tiếp theo, đồng thời tổng kết phong trào vào năm 2030.

Mỗi bộ, ngành, địa phương sẽ căn cứ tình hình thực tế để phát động phong trào thi đua phù hợp, thiết thực, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn xã hội. Đồng thời, khuyến khích tổ chức phong trào thi đua hằng năm, gắn kết với các phong trào thi đua khác nhằm tạo sức lan tỏa và đồng thuận sâu rộng.

Truy xuất nguồn gốc - Truy xuất nguồn gốc - "Chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho doanh nghiệp, người tiêu dùng
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ
Kiến nghị bãi bỏ công bố hợp quy sản phẩm để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp Kiến nghị bãi bỏ công bố hợp quy sản phẩm để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Trong bối cảnh thị trường thế giới chuyển dịch mạnh mẽ sang thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Áp dụng hiệu quả IPM và IPHM không chỉ giúp bảo vệ nương chè trước biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng 14-6. Luật mới cho phép mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, đồng thời trao quyền quyết định chính sách tiền lương, thưởng về cho doanh nghiệp nhà nước.
Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 đã hoàn tất theo hướng mở rộng sản xuất vàng miếng ngoài SJC, cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia nhằm tạo cạnh tranh, đa dạng nguồn cung và thu hẹp chênh lệch giá.
Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP. Cần Thơ.
Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Việc chuyển từ thuế khoán sang kê khai thực tế, xuất hóa đơn điện tử và kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế đang hé lộ doanh thu khổng lồ của nhiều hộ kinh doanh (HKD) tại TP.HCM. Từ các sạp chợ, cơ sở may mặc đến quán ăn, doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỉ đồng không còn hiếm, đặt ra bài toán quản lý thuế minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng đối mặt nhiều thách thức, từ lo ngại truy thu thuế đến khó khăn trong hợp thức hóa hàng tồn kho.
Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Với định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm”, Ford Việt Nam không ngừng khảo sát thực tế, tối ưu quy trình và cải thiện hành trình sở hữu xe. Trong số những sáng kiến nổi bật, Dịch vụ Lưu động 4 giờ – phát triển từ nhu cầu thực tiễn – đã phục vụ hàng nghìn khách hàng tại Hà Nội và nay chính thức được mở rộng đến TP.HCM.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động