Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD

Dù đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ khối doanh nghiệp FDI, nhiều “ông lớn” trong ngành chăn nuôi nội địa như Dabaco, Hòa Phát, Masan, BaF, Mavin, GreenFeed, Trường Hải… đang tăng tốc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và đẩy mạnh các thương vụ M&A, từng bước khẳng định vị thế trong thị trường nông nghiệp trị giá 33 tỷ USD.
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng đàn, người dân không lo thiếu thịt heo dịp Tết Giá heo hơi chạm mốc 81.000 đồng/kg, ai được hưởng lợi? Giá thịt heo tăng, doanh nghiệp chăn nuôi lãi lớn
Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF) là một trong những doanh nghiệp nội địa đi đầu trong làn sóng M&A.

BaF mở rộng chuỗi 3F

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF) là một trong những doanh nghiệp nội địa đi đầu trong làn sóng M&A. Từ tháng 11/2024 đến nay, BaF đã thực hiện tổng cộng 15 thương vụ sáp nhập, trong đó có 7 công ty được mua lại chỉ tính riêng từ đầu năm 2025. Mới đây nhất, BaF công bố nhận chuyển nhượng 50% vốn góp tại Công ty TNHH Chăn nuôi Khôi Dương – đơn vị sở hữu trang trại nuôi lợn rộng 33 ha tại tỉnh Đắk Nông.

Chuỗi đầu tư này là một phần trong chiến lược phát triển mô hình chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn 3F (Feed – Farm – Food). BaF đặt mục tiêu đạt sản lượng 1,65 triệu con lợn thịt trong năm 2025, tăng lên 2,74 triệu con vào năm 2026. Đến năm 2030, doanh nghiệp hướng tới mục tiêu 10 triệu con, trở thành đơn vị chăn nuôi lợn 3F hàng đầu tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nội tăng tốc

Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD
Trong mảng chăn nuôi gia cầm, Hòa Phát dẫn đầu thị trường miền Bắc với sản lượng 330 triệu quả trứng gà sạch năm 2024.

Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát) – sau một thập kỷ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – hiện nằm trong top 15 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước. Trong mảng chăn nuôi gia cầm, Hòa Phát dẫn đầu thị trường miền Bắc với sản lượng 330 triệu quả trứng gà sạch năm 2024, trung bình hơn 900.000 quả mỗi ngày. Mảng chăn nuôi lợn của Hòa Phát cũng ghi nhận kết quả tích cực khi vượt chỉ tiêu sản lượng đề ra.

Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco) đang triển khai kế hoạch nâng tổng đàn lên 60.000 con lợn nái và 1,5 triệu con lợn thịt. Đồng thời, Dabaco giảm phụ thuộc vào các trang trại quy mô nhỏ và đẩy mạnh đầu tư các dự án mới trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất thức ăn, cũng như phát triển sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng như trứng gà vỏ xanh và trứng ăn liền Devi.

Công ty Cổ phần Masan MEATLife (Masan MEATLife) tiếp tục chú trọng mảng chế biến thịt. Trong năm 2025, công ty đặt mục tiêu doanh thu từ 8.250 đến 8.749 tỷ đồng. Về dài hạn, Masan MEATLife hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp chế biến thịt có thương hiệu với doanh thu 2 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, Việt Nam không chỉ sở hữu thị trường nội địa với hơn 100 triệu dân mà còn đón hàng chục triệu lượt khách quốc tế mỗi năm. Đồng thời, các cơ hội xuất khẩu cũng ngày càng mở rộng nhờ cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn thực phẩm.

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và xu hướng chuỗi cung ứng khép kín trở thành chuẩn mực, các doanh nghiệp nội địa có tiềm năng lớn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn ra thị trường khu vực cũng như toàn cầu.

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước
Giá heo hơi chuyển biến tích cực theo hướng có lợi cho người chăn nuôi Giá heo hơi chuyển biến tích cực theo hướng có lợi cho người chăn nuôi
Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Trong bối cảnh thị trường thế giới chuyển dịch mạnh mẽ sang thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Áp dụng hiệu quả IPM và IPHM không chỉ giúp bảo vệ nương chè trước biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng 14-6. Luật mới cho phép mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, đồng thời trao quyền quyết định chính sách tiền lương, thưởng về cho doanh nghiệp nhà nước.
Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 đã hoàn tất theo hướng mở rộng sản xuất vàng miếng ngoài SJC, cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia nhằm tạo cạnh tranh, đa dạng nguồn cung và thu hẹp chênh lệch giá.
Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP. Cần Thơ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động