Truy xuất nguồn gốc - "Chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho doanh nghiệp, người tiêu dùng

Với doanh nghiệp, việc sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc mang lại nhiều lợi ích. Mỗi sản phẩm có mã QR sẽ giúp doanh nghiệp công khai thông tin chi tiết về quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, ngày sản xuất và các chứng nhận chất lượng, từ đó xây dựng niềm tin mạnh mẽ với khách hàng.
Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó Doanh nghiệp Việt kỳ vọng cơ hội từ đàm phán Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia vào thị trường Halal là rất lớn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Truy xuất nguồn gốc -
Sớm đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia là yếu tố quan trọng để ngăn chặn hàng giả.

Từ thực tế vận hành hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm của thành phố Hà Nội cho thấy, do quy định mã số, mã vạch và mã QR trên sản phẩm chưa bắt buộc sử dụng nên việc thực hiện của doanh nghiệp còn hạn chế. Điển hình còn một số doanh nghiệp hiện không muốn kê khai thông tin truy xuất nguồn gốc do lo ngại nếu minh bạch thông tin truy xuất, các hệ thống phân phối như siêu thị có thể tiếp cận trực tiếp địa chỉ sản xuất và giao dịch, bỏ qua khâu trung gian.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng sợ việc công khai dữ liệu sẽ kéo theo sự giám sát chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, đơn vị kiểm tra an toàn thực phẩm. Một nguyên nhân khác là do nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ quản lý, cho rằng việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa chưa thật sự cần thiết trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, từ thực tế những vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả nghiêm trọng gần đây cho thấy, sự phát triển của xã hội đã nhanh hơn tư duy quản lý; đã đến lúc không thể làm ngơ mà cần phải siết chặt công tác quản lý bằng công nghệ để tránh các rủi ro tương tự xảy ra.

Bên cạnh đó, bối cảnh thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết số 57/NQ-TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra bài toán chuyển đổi số cho sản phẩm hàng hóa. Nghị quyết đã đề cập việc đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số, bảo đảm kinh tế số các ngành, lĩnh vực, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số. Thực hiện chuyển đổi số chính là khoác cho sản phẩm hàng hóa chiếc áo mới hiện đại hơn, dễ kết nối hơn và quan trọng nhất là dễ kiểm chứng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Theo ông Bùi Bá Chính - Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia, thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-TW, cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ để chuyển đổi số chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ số vào mọi khâu từ sản xuất, lưu kho, vận chuyển đến phân phối nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý nhà nước.

Ví dụ: Trong quy trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, việc ghi chép bằng phương pháp thủ công không chỉ làm tăng nguy cơ sai sót mà còn dễ bị lợi dụng để làm giả hồ sơ, làm sai lệch thực tế sản xuất. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính minh bạch và độ tin cậy của sản phẩm. Ngược lại, nếu ứng dụng công nghệ để ghi chép nhật ký sản xuất điện tử theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể quản lý toàn trình chuỗi cung ứng một cách minh bạch, chính xác, góp phần khẳng định chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, đồng thời thúc đẩy thương mại điện tử phát triển lành mạnh, bền vững.

Khi mã QR vẫn chưa được chuẩn hóa đồng bộ, thiếu cơ chế liên thông giữa các hệ thống và chưa có sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan chức năng, nguy cơ mất niềm tin từ phía người tiêu dùng là hiện hữu. Đây cũng chính là kẽ hở để hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi và làm xáo trộn thị trường hàng thật. Do đó, mặc dù hiện nay chưa có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, nhưng một khi đã triển khai, doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ theo quy định các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc đã ban hành; mọi hành vi cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ đều có thể bị coi là hành vi gian dối đối với người tiêu dùng.

Đặc biệt, sớm đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia là yếu tố quan trọng để ngăn chặn hàng giả. Hiện cổng này vẫn bị gián đoạn khi lượng truy cập tăng và chưa thể dùng chung dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Doanh nghiệp cần phải kê khai các thông tin về chuỗi cung ứng (vùng trồng, nguyên liệu, quy trình sản xuất, lô hàng…) lên hệ thống này để các bên giám sát, và quy trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Khi đã kê khai trên cổng, doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, buộc phải thực hiện theo thông tin đã công bố. Với người dân, họ có thể truy cập vào cổng để kiểm tra nguồn gốc, quy trình, chất lượng của sản phẩm đang lưu hành ở trong cả nước. Lấy thí dụ, trong vụ sản xuất, tiêu thụ sữa giả vừa qua, các đối tượng công bố sản phẩm chủ yếu ở một địa phương và tiêu thụ ở một địa phương khác, trong khi dữ liệu không chia sẻ, do đó, nếu thông tin được đưa lên Cổng thì cơ quan quản lý tại địa phương có sản phẩm tiêu thụ sẽ có được các thông tin để truy xuất, quản lý.

Xây dựng niềm tin mạnh mẽ với khách hàng

Truy xuất nguồn gốc -
Với doanh nghiệp, việc sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc mang lại nhiều lợi ích.

Theo ông Đỗ Quang Thuần - Trưởng phòng Marketing - Công ty TNHH Xuất-Nhập khẩu và bán lẻ hàng tiêu dùng Hà Nội - hệ thống siêu thị BRG Mart và Haprofood cho biết, hàng hóa trước khi đến tay khách hàng đã qua ba lớp kiểm soát chất lượng của siêu thị. Đầu tiên, khi làm việc với nhà cung cấp hàng hóa, siêu thị phải khảo sát nơi sản xuất, hệ thống dây chuyền và các giấy tờ liên quan tiêu chuẩn sản xuất.

Khi hàng hóa đến siêu thị, hệ thống an ninh và thanh tra sẽ kiểm soát chất lượng ngay lúc nhận với đầy đủ các chứng từ nhập, chứng nhận kiểm soát chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Cuối cùng, khi hàng hóa lên kệ, nhân viên ngành hàng kiểm soát chất lượng sản phẩm đã lên đầy đủ và có đạt yêu cầu hay chưa, đồng thời phải thường xuyên chăm sóc hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn trưng bày. Tuy nhiên, đối với hàng tưới sống siêu thị chỉ có công cụ kiểm soát bằng cảm quan, còn sản phẩm đó lấy từ nguồn nào thì siêu thị chỉ có thể kiểm soát qua các giấy chứng nhận, cấp phép lưu thông hàng hóa do cơ quan quản lý nhà nước quy định.

Đánh giá từ thực tế kiểm soát chất lượng tại siêu thị, ông Thuần chia sẻ: "Siêu thị chỉ đánh giá được vùng trồng khi ký kết, còn sau đó thì hằng ngày đánh giá chất lượng bằng cảm quan. Có thể có trường hợp do bị đứt sản lượng, nhà cung cấp nhập rau từ bên ngoài vào và siêu thị không kiểm soát được. Đó là hành vi gian lận thương mại” .

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, cũng quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng theo đúng nội dung đã công bố. Trong khi đó, rất nhiều khách hàng không quan tâm, không biết hoặc không cần tìm hiểu xem mã QR được in trên vỏ sản phẩm để làm gì. Phần lớn người mua hàng đều chỉ dùng điện thoại để quét QR trả tiền hàng mà không quét QR để tìm hiểu thông tin của sản phẩm. Điều này gián tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là khi hàng hóa không bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ và an toàn thực phẩm.

Chỉ khi người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi của mình thì mới ép buộc được người bán minh bạch chất lượng sản phẩm. Với doanh nghiệp, việc sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc mang lại nhiều lợi ích. Mỗi sản phẩm có mã QR sẽ giúp doanh nghiệp công khai thông tin chi tiết về quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, ngày sản xuất và các chứng nhận chất lượng, từ đó xây dựng niềm tin mạnh mẽ với khách hàng.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc áp dụng mã QR truy xuất nguồn gốc không chỉ bảo đảm tuân thủ quy định quốc tế về chất lượng sản phẩm mà còn giúp nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, việc doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ giúp minh bạch hóa quy trình sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hưởng các ưu đãi thuế cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Thu giữ hơn 17.500 sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Thái Nguyên Thu giữ hơn 17.500 sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Thái Nguyên
Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP
Vụ mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Công ty Famimoto đã tự công bố những sản phẩm nào? Vụ mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Công ty Famimoto đã tự công bố những sản phẩm nào?
Bộ Y tế cảnh báo hai sản phẩm phát hiện chứa chất cấm Sibutramine Bộ Y tế cảnh báo hai sản phẩm phát hiện chứa chất cấm Sibutramine
Gần 6.000 sản phẩm thực phẩm nhập lậu bị phát hiện khi bán trên Facebook Gần 6.000 sản phẩm thực phẩm nhập lậu bị phát hiện khi bán trên Facebook
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ngày 29/6/2025 trên thị trường thế giới và trong nước duy trì sự ổn định với những biến động nhẹ. Dù giá thế giới có xu hướng điều chỉnh giảm, thị trường cà phê nội địa vẫn giữ vững mức giá và có chiều hướng tăng nhẹ, tạo tín hiệu tích cực cho người trồng và doanh nghiệp thu mua.
Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước ngày 29/6 đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng giá lên mức cao kỷ lục từ 128.000 - 133.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường tiêu quốc tế ổn định, nhưng sự tăng vọt nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi ngành hồ tiêu Việt Nam xây dựng chiến lược bài bản để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động