Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó

Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam được cho là sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ…
Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ Chính phủ đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?
Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam được cho là sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Mức này nằm trong nhóm các nước bị áp thuế cao nhất cùng với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Myanmar.

Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam được cho là sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ…

Chia sẻ tại talkshow "Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam - Giải pháp tích cực để tháo gỡ" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 4/4, ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Điều Bình Phước kiêm Tổng Giám đốc Công ty Long Sơn, cho biết ông và các DN đều hết sức bất ngờ và bị động trước chính sách mới của Tổng thống Donald Trump. "Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt trên 1 tỉ USD. Trường hợp Mỹ áp dụng chính sách thuế mới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn ngành" - ông Sơn chia sẻ.

Chủ tịch Hiệp hội Điều Bình Phước cho hay ngay sau khi có thông tin về chính sách thuế mới, các DN điều đã chủ động liên hệ với khách hàng Mỹ để điều chỉnh kế hoạch giao hàng nhưng nhận được nhiều phản hồi khác nhau. "Có khách hàng trả lời nếu mở tờ khai hải quan trước ngày 9-4 thì tiếp tục giao nhưng cũng có người đề nghị tạm hoãn chờ chính sách rõ ràng hơn" - ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, chính sách thuế mới của Mỹ đã ngay lập tức tác động đến tâm lý toàn ngành. Giá điều thô châu Phi đã được chào hàng rẻ hơn nhưng DN chưa dám nhập với số lượng lớn vì lo ngại rủi ro.

Mặc dù vậy, mặt hàng điều vẫn có một số lợi thế nhất định. Do được xếp vào nhóm thực phẩm thiết yếu cùng với thịt, cá nên có khả năng không bị áp thuế cao để tránh gây ảnh hưởng đến lạm phát tại Mỹ - điều mà chính quyền Tổng thống Donald Trump không mong muốn. Ngoài ra, Mỹ không đòi hỏi chất lượng quá cao đối với mặt hàng điều nên thị trường này lâu nay là điểm đến chính của các DN vừa và nhỏ. Trong khi các thị trường khác lại đòi hỏi đầu tư bài bản, không dễ chuyển hướng.

Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó
Ngành rau quả khả năng bị áp thuế là không cao.

Đối với ngành rau quả, ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam tại Mỹ chỉ chiếm khoảng 1,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Năm 2024, Mỹ nhập khẩu rau quả từ Việt Nam trị giá 360 triệu USD trong khi Việt Nam lại nhập từ Mỹ đến 540 triệu USD. Do đó, khả năng bị áp thuế là không cao. Tuy nhiên, do chưa có quyết định chính thức từ phía Mỹ nên rất khó đưa ra kịch bản ứng phó phù hợp. "Từ nhiệm kỳ trước, ông Trump đã có sự thay đổi nhanh trong chính sách thuế nên chắc chắn từ nay đến ngày 9-4 sẽ còn có những thay đổi. Chúng tôi hy vọng không phải mức 46% mà sẽ có mức đàm phán hợp lý ở từng lĩnh vực, ngành hàng khác nhau bởi nếu áp thuế cao, bản thân người tiêu dùng Mỹ sẽ chịu tác động đầu tiên, kế đến là các DN và những đối tượng trong chuỗi giá trị" - ông Mười nêu quan điểm.

Trong khi đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành sớm có phương án đàm phán với Chính phủ Mỹ để giúp ngành thủy sản.

Cụ thể, xác định thống nhất mốc thời gian áp dụng mức thuế nhập khẩu mới với Chính phủ Mỹ và đề nghị Chính phủ Mỹ thông báo cho cơ quan Hải quan Mỹ áp dụng mốc thời gian "load onto vessels" là ngày xuất khẩu được xác định trên vận đơn B/L".

Đàm phán điều chỉnh giảm mức thuế xuống mức phù hợp nhất - dựa trên thực tế là: Việt Nam không thao túng tiền tệ (theo báo cáo Bộ Tài chính Mỹ gần nhất). Thặng dư thương mại là kết quả của chuỗi cung ứng toàn cầu mà trong đó có nhiều sản phẩm, nhãn hàng có sự tham gia của một số doanh nghiệp Mỹ. Nông thủy sản là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân nên đề nghị Chính phủ Mỹ xem xét mức thuế phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Mỹ.

Trong chuỗi cung ứng của ngành nuôi trồng thủy sản, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhập khẩu hàng ngàn tấn khô đậu tương từ Mỹ với mức thuế nhập khẩu hiện nay là 0%.

Theo đó, đàm phán với Chính phủ Mỹ không áp mức 46% lên tất cả các mặt hàng, cần tách riêng mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng theo danh mục hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ với mức thuế tương ứng.

Đồng thời, Chính phủ Việt Nam xem xét chủ động giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hoá là thuỷ sản được nhập khẩu từ Mỹ. Trong đó, đặc biệt chú ý tới các sản phẩm chủ lực như tôm, cá ngừ,…vì thực tế nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ Mỹ là không đáng kể và thậm chí gần như không có.

Ông Trần Văn Trường, CEO chuỗi Hải sản Hoàng Gia - đơn vị nhập khẩu chính ngạch lớn từ Mỹ - cũng ủng hộ giảm thuế. Ông cho rằng tỷ trọng hàng Mỹ vào Việt Nam nhỏ, trong khi xuất khẩu thủy sản sang nước này đạt kim ngạch tỷ USD.

Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang là thị trường lớn, truyền thống và có tính định hướng đối với thủy sản Việt Nam. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang nước này đạt khoảng 2 tỷ USD, chiếm 1/5 giá trị xuất khẩu toàn ngành. Mỹ không chỉ là thị trường tiêu thụ lớn nhất mà còn có tác động quan trọng đến sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.

Theo thống kê từ VASEP, có khoảng 37.500 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ, cùng 31.500 tấn hàng dự kiến xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5. Ngoài ra, các đơn hàng đã ký kết cho năm nay lên tới 38.500 tấn. Nếu hải quan Mỹ áp dụng thuế mới từ ngày 9/4 đối với hàng hóa cập cảng sau mốc này, tất cả lô hàng đang trên đường vận chuyển sẽ chịu mức thuế 46%, thay vì 0% hoặc 5,5-7% như trước đây.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau
Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ
Chính phủ đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán Chính phủ đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán
Phạm Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững, Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Đồng Tháp thông qua Dự án “Phát triển cộng đồng bền vững thông qua đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm và quản lý kinh doanh”. Dự án do tổ chức phi chính phủ Nhật Bản Seed to Table triển khai từ năm 2019, góp phần thúc đẩy mô hình nông nghiệp hữu cơ tại địa phương, từng bước hình thành chuỗi giá trị bền vững và lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Phong trào hướng tới huy động toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng tham gia, nhằm đưa đất nước bứt phá trong kỷ nguyên số, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng đến năm 2045.
Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD

Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD

Dù đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ khối doanh nghiệp FDI, nhiều “ông lớn” trong ngành chăn nuôi nội địa như Dabaco, Hòa Phát, Masan, BaF, Mavin, GreenFeed, Trường Hải… đang tăng tốc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và đẩy mạnh các thương vụ M&A, từng bước khẳng định vị thế trong thị trường nông nghiệp trị giá 33 tỷ USD.
TH khánh thành nhà máy sữa tại Nga: Dấu mốc mới cho thương hiệu Việt toàn cầu

TH khánh thành nhà máy sữa tại Nga: Dấu mốc mới cho thương hiệu Việt toàn cầu

Ngày 11/5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch công nghệ cao – một trong những dự án quy mô lớn nhất của doanh nghiệp Việt tại Nga hiện nay.
Kiến nghị bãi bỏ công bố hợp quy sản phẩm để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp

Kiến nghị bãi bỏ công bố hợp quy sản phẩm để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp

Trong phiên thảo luận sáng ngày 10/5 tại Quốc hội về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, nhiều đại biểu đã cho ý kiến về quy định công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa.
Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Những chủ trương đột phá mang tính lịch sử từ Nghị quyết số 68-NQ/TW là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt phát triển sản phẩm thiên nhiên bền vững, nâng tầm thương hiệu từ giá trị bản địa.
Eximbank bổ nhiệm hai cựu thành viên HĐQT giữ chức Phó Tổng Giám đốc

Eximbank bổ nhiệm hai cựu thành viên HĐQT giữ chức Phó Tổng Giám đốc

Ngân hàng Eximbank vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng giữ chức Phó Tổng Giám đốc, với thời hạn 3 năm, bắt đầu từ ngày 8/5/2025.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làn sóng AI: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làn sóng AI: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 khẳng định nhiều chủ trương mang tính đột phá để phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số được nhấn mạnh là một trong những hướng đi trọng tâm. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đây chính là thời cơ để bứt phá nếu biết tận dụng đúng công cụ và chủ trương.
Mặt bằng triệu đô từng là "flagship" của Starbucks có chủ mới là thương hiệu Việt

Mặt bằng triệu đô từng là "flagship" của Starbucks có chủ mới là thương hiệu Việt

Mặt bằng cũ của Starbucks tại Hàn Thuyên có khách thuê mới sau 8 tháng bỏ trống, là thương hiệu cà phê nội địa Adoré – World Coffee.
Nghị quyết 68: Doanh nghiệp tư nhân đã có “lá chắn” để làm lớn

Nghị quyết 68: Doanh nghiệp tư nhân đã có “lá chắn” để làm lớn

Nghị quyết 68-NQ/TW mở ra một chương mới cho kinh tế tư nhân Việt Nam – không còn là “lực lượng được chấp nhận” mà là trụ cột phát triển. Với ba trụ cột chính sách đột phá, nghị quyết này đang thắp lên kỳ vọng lớn từ cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động