Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia vào thị trường Halal là rất lớn
![]() |
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phát biểu khai mạc. |
Ngày 17/4, tại Hội thảo Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà ngoại giao, giới doanh nhân đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các bộ ban ngành, đại sứ quán, các doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế cùng trao đổi kinh nghiệm, thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Halal.
Thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn
Phát biểu tại Hội thảo, PGS., TS. Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn về quy mô, mức chi tiêu và sự đa dạng về lĩnh vực cũng như triển vọng tăng trưởng trong tương lai.
Hiện, có hơn 2 tỷ người Hồi giáo sinh sống tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 57 quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, chiếm 25% dân số thế giới. Trong vài năm trở lại đây, ngành kinh tế Halal đã trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 5,2%, có lợi nhuận và sức ảnh hưởng trong kinh doanh thực phẩm toàn cầu.
Báo cáo từ nền tảng nghiên cứu thị trường MMR dự báo, tổng doanh thu của thị trường thực phẩm Halal đến năm 2030 đạt khoảng 5.284,96 tỷ USD và vào năm 2050 đạt 15.000 tỷ USD. “Cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường Halal toàn cầu là rất lớn, mở ra việc xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh và thu hút đầu tư tài chính của các tập đoàn quốc tế vào Việt Nam”- PGS., TS. Nguyễn Hoàng nhận định.
Theo ông Ali Akbar Nazari - Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran, thị trường Halal có giá trị khoảng 8.000 tỷ USD, dự kiến sẽ mở rộng lên mức ấn tượng là 12.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Sự tăng trưởng đáng chú ý này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm Halal.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nơi có dân số Hồi giáo lớn nhất toàn cầu, đóng vai trò trung tâm trong thị trường năng động này, tiêu thụ ước tính 63,3% hàng hóa Halal. Những con số này nhấn mạnh những cơ hội to lớn mà nền kinh tế Halal mang lại, không chỉ cho các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi mà còn cho các quốc gia như Việt Nam, nơi có vị thế chiến lược để phục vụ thị trường đang phát triển này.
Việt Nam có nhiều lợi thế vượt trội để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu
![]() |
Việt Nam có nhiều lợi thế vượt trội để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu. |
Ông Bùi Văn Huyền - viện trưởng Viện Kinh tế - xã hội và môi trường cho biết, Việt Nam có nhiều lợi thế vượt trội để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu.
Việt Nam có nguồn cung nông sản dồi dào (gạo, cà phê, hạt tiêu, trái cây nhiệt đới…), phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các thị trường Halal.
Việt Nam cũng có vị trí chiến lược tại Đông Nam Á thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường Halal lớn như Indonesia, Malaysia và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.
Bên cạnh đó là hệ thống các cảng biển và mạng lưới thương mại hàng hải phát triển tốt, đóng vai trò là điểm trung chuyển cho các sản phẩm Halal đến châu Âu và Trung Đông.
Ông Đinh Công Hoàng - Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi - chỉ ra các biện pháp đưa sản phẩm Halal của Việt Nam ra toàn cầu.
Thứ nhất, nghiên cứu và xây dựng các trung tâm thông tin chuyên sâu về Halal. Thành lập các viện có chức năng nghiên cứu, đào tạo, cung cấp thông tin và tư vấn về tất cả các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn Halal.
Thứ hai, tăng cường xúc tiến thương mại và tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Halal trên toàn cầu.
Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động và linh hoạt hơn trong việc cập nhật thông tin, nghiên cứu sâu về thị trường mục tiêu và các biến động kinh tế, chính trị để đưa ra quyết định về thời điểm xuất khẩu.
Theo tiếng Ả Rập, "Halal" có nghĩa là "được phép" và "Haram" là những điều cấm kỵ. Người Hồi giáo chỉ sử dụng những sản phẩm được Thượng đế (Allah) cho phép và thể hiện sự cho phép là sản phẩm đó được chứng thực Halal theo Kinh Qur'an và Luật Shari'ah của Hồi giáo. Các sản phẩm Halal bao gồm hầu như tất cả sản phẩm thiết yếu của cuộc sống như thực phẩm, đồ uống, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ đến lĩnh vực dịch vụ như: ngân hàng, du lịch, an ninh, giáo dục và đào tạo, dịch vụ ăn uống, khách sạn, logistics. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, từ các nền kinh tế phát triển đến đang phát triển, do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường... |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

SJC lãi kỷ lục trong bối cảnh giá vàng leo thang

Lợi nhuận quý I của Phân bón Cà Mau vượt mong đợi

Chủ tịch Sunshine Group tái gia nhập HĐQT SCG, giữ chức Phó Chủ tịch

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện

Doanh nghiệp Việt tận dụng "thời gian vàng" để xuất khẩu

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh trở lại ghế Chủ tịch REE, nhường chức CEO cho người mới

Lotteria tại Việt Nam báo lỗ năm thứ 2 liên tiếp

Doanh nghiệp dệt may xoay xở trước “cơn bão thuế”

Bầu Đức khẳng định HAGL không xuất khẩu chuối sang Mỹ
