Ấn Độ có thể duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu gạo đến năm 2024, giá gạo toàn cầu sẽ ra sao?
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh, tiếp tục lập đỉnh mới Giá gạo Việt xuất khẩu cao nhất thế giới: Mừng và lo sau con số kỷ lục Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo trong 10 tháng |
![]() |
Nông dân Ấn Độ trồng lúa ở bang Assam. Ảnh: Xinhua |
Theo Bloomberg, Thủ tướng Narendra Modi nhiều lần thắt chặt xuất khẩu nhằm hạn chế sự tăng giá trong nước và bảo vệ người tiêu dùng. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ Krishna Rao cho biết, ông Modi muốn bảo đảm đủ nguồn cung trong nước và giảm tình trạng tăng giá.
Chính phủ có thể giữ nguyên lệnh cấm xuất khẩu cho đến cuộc bỏ phiếu vào năm tới. Bảo đảm nguồn cung có sẵn để hỗ trợ an ninh lương thực của đất nước, mang lại lợi ích cho hơn 800 triệu người là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Việc tiếp tục lệnh cấm xuất khẩu gạo càng trở nên quan trọng hơn khi chi phí thực phẩm tiếp tục tăng.
Chính sách của Chính phủ Ấn Độ mang lại lợi ích cho người dân ở quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng lại là điều đáng lo ngại đối với nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở những nơi khác ở châu Phi và châu Á, nơi hàng tỷ người phụ thuộc vào nguồn cung gạo dồi dào trên toàn cầu. Kể từ khi Ấn Độ áp thuế xuất khẩu cao, cấm xuất khẩu gạo tấm và non-basmati từ tháng 8-2023, giá gạo tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua.
Giá gạo thế giới vào tháng 10-2023, cao hơn 24% so với một năm trước. Sự xuất hiện của El Nino có thể khiến thị trường gạo toàn cầu thêm thắt chặt vào thời điểm tồn kho thế giới đang hướng tới năm giảm thứ ba liên tiếp.
Ashok Gulati - Giáo sư tại Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ kinh tế quốc tế Ấn Độ cho biết: “Đây là một phản ứng tức thời, đặc biệt là kể từ ngày 1/7, lượng gạo dự trữ của chính phủ đã gấp ba lần so với định mức dự trữ cần có”.
Gulati cho biết động thái này sẽ đẩy giá gạo toàn cầu tăng cao và đặc biệt ảnh hưởng đến các nước ở châu Phi. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng thông báo về lệnh cấm cho biết vẫn có thể cho phép xuất khẩu sang các quốc gia đã xin phép chính phủ Ấn Độ “để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của họ và dựa trên yêu cầu của chính phủ họ”.
Zanna Aleksahhina - Nhà phân tích ngũ cốc tại nhóm nghiên cứu hàng hóa Mintec cho biết: “Lệnh cấm xuất khẩu là một thỏa thuận lớn vì Ấn Độ là một quốc gia quan trọng đối với sản xuất gạo. Tôi hy vọng chúng ta đã chứng kiến lạm phát lương thực cao nhất, nhưng tôi lo ngại rằng điều đó có thể không xảy ra”.
Aleksahhina cho biết thêm, tồn kho gạo toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua, khoảng 170 triệu tấn vào cuối năm nay, với thời tiết khắc nghiệt có thể sẽ tàn phá hơn nữa trong những tháng tới.
Kona Haque - Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại ED&F Man, nhà giao dịch nông nghiệp, cho biết lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ cho thấy tác động của El Nino. Bà ấy nói, sự thắt chặt của thị trường gạo có thể tác động trực tiếp đến lúa mì, bởi vì “cả hai, đều là lương thực chính, gần như có thể thay thế cho nhau”.
Còn theo Coface’s Barre: “Ngoài việc giảm nguồn cung gạo toàn cầu, phản ứng hoảng loạn và đầu cơ trên thị trường gạo toàn cầu sẽ làm trầm trọng thêm việc tăng giá”.
Giá gạo đã dao động ở mức cao nhất trong thập kỷ, một phần là do nguồn cung thắt chặt hơn khi lương thực này trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn do giá của các loại ngũ cốc chính khác tăng sau cuộc xung đột của Nga với Ukraine vào tháng 2/2022.
Ông Joseph Glauber, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế ở Washington, cho biết: “Thị trường gạo đang rất khó khăn vì không có nhiều nhà cung cấp khác. Khoảng trống mà Ấn Độ để lại quá lớn và chưa có nước nào có thể bù đắp được”.
Vấn đề thậm chí còn phức tạp hơn nữa khi các nhà hoạch định chính sách đang tỏ ra thận trọng về vụ mùa của Ấn Độ.
![]() |
Người bán gạo ven đường ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg |
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, vụ thu hoạch gieo hạt theo mùa có thể giảm gần 4% so với một năm trước do mưa rải rác. Lượng mưa tích lũy trong thời kỳ gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9 ở mức thấp nhất trong 5 năm.
Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Ấn Độ lúc này là làm sao để đảm bảo nguồn cung gạo phục vụ cho chương trình thực phẩm miễn phí, mang lại lợi ích cho hơn 800 triệu người.
Đầu tháng 11, ông Modi cho biết chương trình này sẽ được kéo dài thêm 5 năm.
Phát biểu này trở nên quan trọng hơn khi chi phí thực phẩm tiếp tục tăng. Theo dữ liệu do Bộ Thực phẩm tổng hợp, giá gạo bán lẻ ở New Delhi tăng 18% so với một năm trước, trong khi lúa mì đắt hơn 11%.
Người phát ngôn của Bộ Lương thực và Thương mại cho biết chính phủ đang liên tục theo dõi giá lương thực và đưa ra quyết định phù hợp về xuất khẩu vào đúng thời điểm sao cho hài hoà lợi ích của người tiêu dùng cũng như của nông dân.
Chính sách của Ấn Độ cuối cùng có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nội địa, nhưng điều tương tự không xảy đến với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở những nơi khác ở Châu Phi và Châu Á, nơi hàng tỷ người phụ thuộc vào nguồn cung gạo dồi dào trên toàn cầu.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thị trường bán lẻ chờ cú hích từ dịp lễ 30/4 và 1/5

Giá xăng được dự báo tăng mạnh vào ngày mai (24/4)

Đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang năm 2027

Chuyên gia: Ngưỡng 150 triệu đồng/lượng vàng không còn xa vời

Giá vàng sẽ lập kỷ lục mới vào tuần tới hay quay đầu giảm sâu?

Lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất chỉ vài ngày sẽ hết

Nhiều ngân hàng dự báo giá vàng có thể chạm mốc 4.000 USD/ounce

Chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm lớn khi đầu tư vàng "lướt sóng"

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo
