Việt Nam bất ngờ xuất hàng tỷ USD linh kiện ô tô

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến ngày 15/7, Việt Nam tiếp tục xuất siêu phụ tùng linh kiện và phương tiện vận tải đến hàng chục quốc gia trên thế giới.
4 tháng, xuất siêu linh kiện và phụ tùng ô tô đạt hơn 500 triệu USD

Theo đó, xuất khẩu linh kiện ô tô, phương tiện của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 5,9 tỷ USD, trong đó linh kiện ô tô chiếm 3,7 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu linh kiện ô tô đạt của Việt Nam đạt hơn 2,8 tỷ USD.

Điều đáng nói, Việt Nam là đối tác xuất khẩu linh kiện với nhiều cường quốc sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Đức.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất sang Nhật hơn 1,3 tỷ USD hàng linh kiện ô tô, sang Mỹ là gần 1,1 tỷ USD, sang Trung Quốc và Thái Lan hơn 230 triệu USD, sang Hàn Quốc là hơn 330 triệu USD và Đức là hơn 74 triệu USD.

Việt Nam bất ngờ xuất hàng tỷ USD linh kiện ô tô
Việt Nam bất ngờ xuất hàng tỷ USD linh kiện ô tô

Theo Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan, phần lớn linh kiện ô tô xuất khẩu của Việt Nam là hợp đồng gia công giữa các doanh nghiệp toàn cầu với các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tất cả mã hàng đều là hàng được gia công, sản xuất theo đơn hàng độc quyền. Cung ứng chủ yếu là thiết bị điện, săm lốp, thuộc da, sơn... những sản phẩm giá trị gia tăng không cao.

Một số mã xuất khẩu là khung sườn xe xuất sang các nước ASEAN, như trường hợp của ô tô Trường Hải, TMT.

Về nhập khẩu linh kiện, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập 4 - 6 tỷ USD để phục vụ các nhà máy sản xuất, lắp ráp xe hơi trong nước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là động cơ, khung sườn xe, trục, sơn, hệ thống điện, chip, bảng mạch...

Thông thường, giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam thường gấp 1,5 - 2 lần giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô mà các doanh nghiệp Việt nhập về. Tuy nhiên, phần lớn xuất khẩu linh kiện xe hơi vẫn thuộc về các doanh nghiệp 100% vốn ngoại, rất ít doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh ô tô tại Việt Nam hiện nay xuất khẩu được linh phụ kiện ô tô.

Việc xuất đi rồi lại nhập về các linh kiện ô tô cho thấy độ vênh trong chiến lược phát triển ô tô của Việt Nam. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, linh kiện độc quyền của các hãng như động cơ, hộp số, khung sườn, sơn... Đây là những bộ phận quan trọng hàng đầu và có giá trị gia tăng cao. Các hãng như Toyota, Honda, Hyundai vẫn sản xuất ở chính quốc Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm giữ bí mật công nghệ, ít khi chuyển giao cho nước thứ 3.

Trong khi đó, tại Việt Nam, do các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô có cả các công ty liên quan đến Toyota, Honda... đều chỉ được đặt hàng hoặc có năng lực sản xuất các linh kiện đơn giản, nên giá trị gia tăng thấp.

A.T

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không. Người dân cần lưu ý sẽ có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển YDCT, kết hợp YDCT với y học hiện đại diễn ra sáng 4/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Phải đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm”. Việc phát triển y dược cổ truyền (YDCT) không chỉ đóng vai trò bảo tồn di sản y học dân tộc mà còn mở ra hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên Việt Nam – một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác tương xứng.
Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

6 tháng đầu năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên tuyến đường biển – nơi chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm. Lực lượng Hải quan đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, góp phần giữ vững kỷ cương thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Trong nửa đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội không chỉ duy trì vai trò nòng cốt trong kiểm soát thị trường truyền thống mà còn chủ động mở rộng sang “mặt trận mới”: phát hiện và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên không gian mạng — một lĩnh vực đầy thách thức với mức độ tinh vi ngày càng cao.
Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Nhằm tinh gọn bộ máy và phân cấp rõ thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 2304/QĐ-BNNMT, công bố 48 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó 32 thủ tục sẽ được ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện từ ngày 1/7/2025. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện chính quyền hai cấp, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động