Vì sao hạt mắc ca Đắk Lắk được doanh nghiệp Nhật lựa chọn?

Chiều 9/11, tại Đắk Lắk, diễn ra lễ xuất khẩu container mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản. Theo đại diện nhà nhập khẩu đến từ Nhật Bản, sản phẩm mắc ca của Việt Nam giữ được hương vị tự nhiên từ núi rừng Tây Nguyên nên được thị trường này đón nhận rất tích cực.
Phát triển Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững Chuyến hàng mắc ca chính ngạch đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được xuất khẩu sang Nhật Bản Cây Mắc ca Việt Nam trên con đường hội nhập hoá quốc tế
Vì sao hạt mắc ca Đắk Lắk được doanh nghiệp Nhật lựa chọn?
Chuyến hàng mắc ca được xuất khẩu chính ngạch đầu tiên tại Đắk Lắk

Chủ doanh nghiệp Nhật giật mình khi thấy hạt mắc ca

Chia sẻ về lý do lựa chọn mắc ca Việt Nam, ông Otsuka Tokuro - Giám đốc Công ty Olty - cho hay, trong một lần về Việt Nam, người của công ty ông đã mang hạt mắc ca qua Nhật làm quà và giới thiệu tới bạn bè đồng nghiệp.

“Tôi rất ngỡ ngàng vì đó là lần đầu tiên được thấy hạt mắc ca có vỏ, giật mình hơn nữa là khi cho vào miệng nhai hạt giòn tan kèm hương vị thơm bùi của sữa làm tôi rất ấn tượng”, Otsuka Tokuro nói.

Cũng theo ông Otsuka Tokuro, qua khảo sát, thị trường Nhật Bản chủ yếu đang bán các sản phẩm mắc ca bóc vỏ có tẩm gia vị, phần lớn xuất xứ từ châu Úc. Nhận thấy sản phẩm cùng chủng loại chưa lưu hành, công ty Olty đã mang một ít hạt mắc ca Việt Nam cho khách hàng và bạn bè xung quanh ăn thử, họ phản hồi rất tích cực.

Vì sao hạt mắc ca Đắk Lắk được doanh nghiệp Nhật lựa chọn?
Ông Otsuka Tokuro kể lại câu chuyện giật mình vì lần đầu thấy hạt mắc ca

“Hầu hết mọi người khen ngon, đặc biệt là sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên từ núi rừng Tây Nguyên”- ông Otsuka Tokuro cho biết.

Ông Otsuka Tokuro nói thêm, sau khi nhập trước một số lượng nhỏ để đánh giá thị hiếu thị trường, hôm nay hai bên đi đến ký kết và nhập lô container hạt mắc ca đầu tiên.

Ngày 1/12 tới đây, sản phẩm mắc ca sẽ được bán tại 180 chuỗi siêu thị lớn trên khắp lãnh thổ Nhật Bản.

Dự kiến tháng 2/2023, Olty sẽ đưa hạt mắc ca này tham gia buổi triển lãm về thực phẩm lớn nhất tại Nhật Bản; công ty sẽ giới thiệu và phân phối hạt mắc ca Việt Nam đến nhiều nhà bán lẻ khác trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Sự cạnh tranh sẽ ngày càng lớn nên cần luôn duy trì chất lượng, không ngừng nỗ lực để đưa đến tay khách hàng sản phẩm tốt nhất.

Hạt mắc ca được xuất khẩu chính ngạch vì có hướng đi đúng!

Sản phẩm mắc ca của Công ty Cổ phần Damaca Nguyên Phương đã được Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Đắk Lắk cấp chứng nhận đủ vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021 và cấp khu vực năm 2022.

“Việc mắc ca Krông Năng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản là kết quả của sự nỗ lực suốt thời gian dài của chính quyền và nông dân huyện Krông Năng. Sự kiện xuất khẩu chính ngạch mắc ca Krông Năng đầu tiên ghi dấu đặc biệt, bắt đầu hành trình tự tin chinh phục người tiêu dùng tại thị trường quốc tế” – Chủ tịch UBND huyện Krông Năng- ông Vũ Văn Mỹ khẳng định.

Vì sao hạt mắc ca Đắk Lắk được doanh nghiệp Nhật lựa chọn?
Lễ ký kết hợp đồng ghi nhớ giữa công ty mắc ca Nguyên Phương và doanh nghiệp Nhật Bản

Ông Lưu Văn Khôi, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cho hay, mắc ca là sản phẩm không còn mới nhưng là một mặt hàng xuất khẩu mới của tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây và được dự báo sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho kim ngạch của tỉnh trong thời gian tới. Sự kiện xuất khẩu container mắc ca chính ngạch đầu tiên được tổ chức tại huyện Krông Năng ngày hôm nay là niềm tự hào không chỉ của người trồng mắc ca huyện Krông Năng mà còn là niềm vui chung của tỉnh Đắk Lắk.

Bên cạnh đó, đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng bởi Nhật Bản là một đối tác lớn trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam như CPTPP, RCEP...

Mặt khác, đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ mắc ca lớn trên thế giới hiện nay.

“Việc xuất khẩu chính ngạch thành công sản phẩm mắc ca sang thị trường Nhật Bản - một thị trường nổi tiếng khó tính trên thế giới sẽ là tiền đề mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk nói chung và các doanh nghiệp huyện Krông Năng nói riêng tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới. Đồng thời, giúp người nông dân thu được lợi nhuận cao hơn từ loại quả đặc sản được mệnh danh là “Nữ hoàng qủa khô”- ông Lưu Văn Khôi nhấn mạnh.

Vì sao hạt mắc ca Đắk Lắk được doanh nghiệp Nhật lựa chọn?
Ảnh: Các đơn vị tài trợ trong buổi lễ xuất khẩu chính ngạch mắc ca ở huyện Krông Năng

Theo thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Olty và Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương, những container hạt mắc ca của huyện Krông Năng đã sẵn sàng để có lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Đây là thành quả của những nỗ lực không ngừng suốt thời gian dài đàm phán giữa hai bên.

Trong đó, Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương đã nỗ lực kết nối với các đối tác nước ngoài cũng như cố gắng hoàn thiện các sản phẩm hạt mắc ca đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo các yêu cầu nghiêm ngặt.

Giám đốc Sở Công thương hi vọng, thông qua những sản phẩm mắc ca mang thương hiệu Việt Nam này, có thể truyền tải được dấu ấn của con người Việt Nam, gửi gắm câu chuyện của những người trồng, của cộng đồng với thiện chí tạo nên sản phẩm gửi gắm, chuyển tải giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Đồng thời, theo chân những sản phẩm mắc ca đầu tiên xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Nhật Bản là niềm tin và hi vọng của người nông dân, của doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm xây dựng và phát triển hình ảnh hạt mắc ca mang thương hiệu Việt Nam, cùng các nông sản Việt khác nổi bật trên thị trường quốc tế./.

Câu chuyện lô mắc ca đầu tiên xuất sang Nhật, cây mắc ca làm giàu và “rủi ro” từ việc trồng tràn lan Câu chuyện lô mắc ca đầu tiên xuất sang Nhật, cây mắc ca làm giàu và “rủi ro” từ việc trồng tràn lan
Cần xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam Cần xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam
Ngành mắc ca hướng tới mục tiêu 1 tỉ USD Ngành mắc ca hướng tới mục tiêu 1 tỉ USD
Mắc ca Việt Nam rộng đường phát triển Mắc ca Việt Nam rộng đường phát triển
Phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Kon Tum Phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Hải Hậu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động