Cần xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Phải đặt vấn đề thương hiệu mắc ca Việt Nam ngay từ bây giờ chứ không phải là làm mãi không có thương hiệu.
Ngành mắc ca Việt Nam hướng tới mục tiêu 1 tỉ USD Mắc ca Việt Nam rộng đường phát triển Bộ NN&PTNT khẳng định châu chấu sa mạc chưa xâm nhập vào Việt Nam

Sáng nay 29/9 đã diễn ra Hội nghị về phát triển cây mắc ca tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong nhiều hội nghị chuyên đề nông nghiệp mà Thủ tướng đã chủ trì trong thời gian qua (hội nghị về con tôm, cây lúa, cà phê, ca cao, rau củ quả, công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp…).

Hoan nghênh các địa phương đã có mặt tại Đắk Lắk để dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói mắc ca có thể trở thành "cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu", là lối ra cho Tây Bắc, Tây Nguyên và một số vùng của Việt Nam không, “chắc các tỉnh đều mong muốn điều này”.

Cần xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam
Cần xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam

Vấn đề nữa Thủ tướng đặt ra là vốn cho sản xuất, “những ngân hàng nào có trách nhiệm cung ứng vốn, lãi suất phù hợp cho việc trồng cây xóa đói giảm nghèo này”.Nhắc lại vấn đề “được mùa, rớt giá”, “được giá, mất mùa” trong nông nghiệp, Thủ tướng lưu ý chúng ta sẽ tăng diện tích trồng cây mắc ca lên bao nhiêu là phù hợp chứ không phải tăng vô cùng tận. Tránh tình trạng dư thừa cũng như khi nhu cầu thị trường rất lớn mà làm không kịp. Nhận định nhu cầu tiêu thụ mắc ca tiếp tục tăng lên cho thấy tiềm năng mở rộng thị trường hạt mắc cao thời gian tới là đúng, Thủ tướng lưu ý: “nhưng tăng lên đến bao nhiêu để bảo đảm quyền lợi cho người dân, người sản xuất”.

Đề nghị Hội nghị thảo luận việc xây dựng thương hiệu hạt mắc ca Việt Nam, “chế biến làm sao, bao bì thế nào, thương hiệu mắc ca Việt Nam làm thế nào để có thị trường”, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta phải đặt vấn đề thương hiệu ngay từ bây giờ chứ không phải là làm mãi không có thương hiệu”. Bên cạnh đó, muốn làm lớn thì phải có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, vậy chính sách nào để thu hút doanh nghiệp vào trồng, chế biến, tổ chức tiêu thụ mắc ca.

Cần xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam
Nhiều vấn đề đặt ra với mắc ca Việt Nam

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, cây mắc ca đã có những tác động tích cực tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho khoảng 10.000 hộ gia đình nông thôn.

Dự báo thời gian tới, cả sản lượng cung và cầu trên thế giới đều tăng nhanh với tốc độ cung tăng 9%/năm, cầu tăng 12%/năm, đây là cơ sơ quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu mắc ca và tham gia thị trường sản phẩm này trong giai đoạn 2021 - 2030 và các năm sau đó.

Định hướng trong thời gian tới, cần tiếp tục phát triển cây mắc ca là cây trồng trong 20 loài cây trồng rừng chính, tăng diện tích vùng trồng tập trung, từ đó xây dựng thành một ngành hàng mới của nông nghiệp Việt Nam, phấn đấu đến 2030 đạt doanh thu 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 600 triệu USD.

Sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến nay cả nước đã có 23 tỉnh trồng cây mắc ca, với diện tích trên 16.500 ha. Trong đó, 9 tỉnh nằm trong quy hoạch ở Tây Bắc và Tây Nguyên trồng trên 15.400 ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch, còn lại hơn 1.000 ha nằm rải rác tại 14 tỉnh khác chưa có trong quy hoạch.

Về sản lượng, năm 2020 các tỉnh dự kiến thu hoạch gần 6.600 tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015. Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn như hiện nay, ước tính hơn 4.000 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị khoảng 788 tỷ đồng (trong đó khoảng 60% xuất khẩu, còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước).

Đến nay, sản phẩm mắc ca Việt Nam đã xuất khẩu với sản lượng trên 2.400 tẩn sản phẩm sấy/năm tới thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Pháp...

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ GTVT yêu cầu xử phạt hãng bay tăng giá vé trái quy định

Bộ GTVT yêu cầu xử phạt hãng bay tăng giá vé trái quy định

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, phải kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).
Nhà cung cấp "bắt tay" siêu thị kiểm soát chất lượng hàng hóa: Kỳ vọng “cuộc chơi” công bằng

Nhà cung cấp "bắt tay" siêu thị kiểm soát chất lượng hàng hóa: Kỳ vọng “cuộc chơi” công bằng

Việc hợp tác này nhằm tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng hàng Việt Nam thật sự bền vững theo hướng hiện đại - minh bạch - an toàn - hiệu quả.
Nhiều địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất trong tháng 3

Nhiều địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất trong tháng 3

Trong tháng 3 này và quý II tới, Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân.
Người mua có buộc phải lấy hóa đơn bán lẻ khi đổ xăng?

Người mua có buộc phải lấy hóa đơn bán lẻ khi đổ xăng?

Đến hết ngày 31/3/2024, doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử xăng dầu theo từng lần bán sẽ phải đóng cửa, vậy người mua có buộc phải lấy hóa đơn không là băn khoăn của nhiều người tiêu dùng khi ngày thực hiện quy định đang cận kề.
Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô

Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô

Từ đầu năm 2024 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc đã đạt 14,5%, tăng gấp 3 lần so với 2023.
Những vướng mắc khi triển khai nhà ở xã hội

Những vướng mắc khi triển khai nhà ở xã hội

Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
An Giang: Phát hiện 3.690 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

An Giang: Phát hiện 3.690 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 tỉnh An Giang tạm giữ 3960 thuốc bảo vệ thực vật có trị giá trên 95 triệu đồng có dấu hiệu vi phạm nhãn và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán.
Tháo gỡ 3 nút thắt để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Tháo gỡ 3 nút thắt để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, chất lượng lao động, logistics và môi trường pháp lý vẫn là 3 “nút thắt” chính trong thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay.
Giá vàng còn tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước

Giá vàng còn tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước

Những ngày gần đây, giá vàng SJC đã chạm mốc 81 triệu đồng/lượng, đổ xô các đỉnh cũ. Tuy nhiên, giá vàng SJC nhanh chóng quay đầu giảm nhẹ.Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn chậm sửa Nghị định 24.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động