Vàng “cháy hàng” trong ngày đầu bán giá bình ổn
Vì sao ngân hàng không mua lại vàng từ người dân? Người mua vàng bình ổn giá phải mang giấy tờ gì? Giá bán vàng bình ổn chưa tới 80 triệu đồng/lượng, người dân xếp hàng chờ mua |
Khách hàng ngồi chờ tại công ty SJC lúc 14 giờ 30. Ảnh Thái Phương |
Ngân hàng hết vàng miếng để bán
Chiều 3/6, 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) cùng Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đồng loạt tổ chức bán vàng miếng SJC bình ổn giá theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước trước đó.
Giá niêm yết với vàng miếng SJC bình ổn được các ngân hàng đưa ra ở mức 79,98 triệu đồng/lượng, cao hơn 1 triệu đồng so với giá NHNN bán cho các đơn vị này.
Đáng chú ý, chỉ sau hơn 1 giờ mở bán vàng miếng bình ổn giá, nhiều điểm bán của các ngân hàng đã thông báo hết hàng, hẹn khách ngày mai quay lại.
Cụ thể, tại Chi nhánh VietinBank số 81 Phố Huế (Hà Nội) từ 14h đã có gần 30 người xếp hàng dài chờ mua vàng. Đúng 14h30, khoảng 5 khách hàng được vào giao dịch mua vàng. Tuy nhiên, hơn 1 giờ sau đó, 5 vị khách này vẫn đang chờ lấy vàng sau khi đã thanh toán tiền.
Đến 15h30, ngân hàng bất ngờ thông báo "Thời điểm này chúng tôi hết vàng miếng để bán, mong quý khách hàng thông cảm và trở lại sau".
Ghi nhận tại các điểm bán vàng ở Hà Nội, rất đông người dân đến mua vàng. Tại điểm bán vàng của BIDV ở 74 phố Thợ Nhuộm (Hà Nội), chị Thu Hà cho biết nhà ở gần phố Thợ Nhuộm nên từ lúc 13h, khi ngân hàng hàng bắt đầu mở cửa giao dịch, chị đã vào để lấy số xếp hàng.
Tuy nhiên, do có cả mấy chục người đứng xếp hàng như chị, nên số của chị đứng thứ 22. “Tôi dự tính sẽ mua 10 cây vàng. Thực ra, tôi không mua đầu tư mà mua để dành nên khi biết có bán vàng SJC giá hợp lý, tôi tranh thủ mua”, chị Hà chia sẻ.
Ngồi vạ vật đợi 1,5 tiếng đồng hồ, đến khi ngân hàng chính thức bán vàng, thì 6 phút sau, chị lại được thông báo hiện cửa hàng đã hết vàng. Lúc này, người đang giao dịch có số thứ tự là 16. “Do một số người mua với số lượng lớn, nên hiện ngân hàng đã hết vàng, đề nghị khách quay lại vào sáng mai”, nhân viên cửa hàng thông báo.
Tình trạng này cũng diễn ra tại điểm bán vàng của Vietinbank, Viecombank và SJC. Tại cửa hàng vàng SJC trên phố Trần Nhân Tông của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), nhân viên cho biết “Hiện tại, chúng tôi không còn vàng miếng để bán, vì đã bán hết từ sáng nay”. Khác với các ngân hàng, SJC đã bán vàng từ sáng sớm, với mức giá tương tự các ngân hàng, bán sớm nên hết hàng sớm.
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho biết, người dân khi mua vàng tại 4 ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh khi có nhu cầu bán, các cửa hàng kinh doanh vàng vẫn thu mua bình thường.
Các ngân hàng bán vàng cộng thêm 1 triệu đồng/lượng có hợp lý?
TS Đinh Thế Hiển. |
Giá bán vàng miếng của 4 ngân hàng và công ty SJC hôm qua cao hơn giá mua từ NHNN 1 triệu đồng/lượng, trong khi trước đó thì các ngân hàng đều công bố tham gia bán vàng không lợi nhuận, khiến nhiều người thắc mắc.
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, lý giải việc 4 ngân hàng thương mại nhà nước bán ra cao hơn giá mua từ NHNN 1 triệu đồng có thể là phòng ngừa rủi ro biến động giá và cộng thêm chi phí vận chuyển, nhân sự. Vì theo như thông báo thì các ngân hàng này mua vàng trực tiếp từ cơ quan quản lý và bán ra cho người dân. Nên cũng có thể khi đã mua nhưng lượng bán ra không hết và sau đó giá vàng thế giới thay đổi thì các ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro nên họ sẽ có tâm lý phòng ngừa.
"Việc bán vàng trực tiếp của NHNN rõ ràng có hiệu quả hơn hoạt động đấu thầu vàng miếng trước đây. Bởi điều này là cung vàng trực tiếp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu cho người mua. Chính vì vậy, ngay từ khi mới công bố thì giá vàng miếng SJC đã giảm mạnh. Giải pháp của NHNN đưa giá vàng trong nước giảm mạnh và chỉ còn đắt hơn thế giới trên 8 triệu đồng/lượng là đạt được mục tiêu trong thời gian đầu. Nhu cầu mua vàng trên thị trường có thể còn cao khi giá vàng thế giới vẫn được dự báo có thể còn tăng. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư truyền thống của người dân Việt Nam chưa khởi sắc cũng như lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp. Do đó, không thể đưa giá vàng trong nước về sát ngay thế giới mà chúng ta phải chấp nhận giá vàng trong nước và thế giới có sự chênh lệch nhất định, và sẽ hạ dần theo thời gian mà lượng vàng được NHNN cung ra, cũng như người dân bắt đầu chuyển qua các kênh khác như gửi tiền ngân hàng, mua bất động sản, chứng khoán …", ông Hiển nói.
Cũng theo ông Hiển, quan trọng là NHNN cần duy trì lượng cung đều đặn cho thị trường để đảm bảo không xảy ra tình trạng mức chênh lệch trong nước với quốc tế rút ngắn một vài ngày rồi sau đó tăng cao trở lại như trước đây. Sau một thời gian xử lý, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đưa về khoảng 2 - 4 triệu đồng/lượng là hợp lý.
Đồng tình, chuyên gia về thị trường tài chính Phan Dũng Khánh cho rằng các ngân hàng thương mại nhà nước dù công bố bán vàng không lợi nhuận nhưng cũng sẽ tốn chi phí về hệ thống, nhân lực… Do vậy họ sẽ cộng với một biên độ nhất định từ giá bán ra của NHNN. Giải pháp NHNN bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại và SJC đã có hiệu quả hơn giải pháp đấu thầu vàng. Chênh lệch giá vàng trong nước với quốc tế đã được thu hẹp đáng kể. Còn giá vàng trong nước có giảm nữa hay không thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là giá vàng thế giới biến động như thế nào, tỷ giá hối đoái cũng như giá bán ra của NHNN trong những ngày tới.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia, còn một yếu tố khác là nhu cầu thị trường sẽ như thế nào khi giá vàng giảm mạnh. Trong những ngày đầu NHNN phải theo dõi và xem xét để cân đối, cung ứng vàng ra thị trường. Do vậy có thể trong vài tuần hoặc 1 - 2 tháng để thị trường làm quen với giải pháp này thì mới đánh giá được hiệu quả thật sự trong việc kéo giảm chênh lệch giá vàng trong nước với quốc tế.
Nhận định thêm, ông Khánh cho rằng nếu giá thế giới giảm thì đó sẽ là cơ hội tốt để NHNN mạnh tay kéo giá trong nước xuống nhiều hơn.
Giá vàng miếng SJC giảm mạnh về mức 88 triệu đồng/lượng |
Giá rơi thẳng đứng, sắp hết thời vàng "ngáo" giá? |
4 ngân hàng chỉ bán vàng bình ổn, không thu mua từ người dân |