Tổng công ty Hàng hải bứt phá, lợi nhuận lên đến gần 5000 tỷ đồng

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, với lợi nhuận năm 2024 đạt 4.940 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp doanh nghiệp vượt mốc 1.000 tỷ đồng.
10 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 624.000 triệu tấn Hàng hóa thông qua cảng biển tăng đột biến trong 2 tháng đầu năm Vì sao giá cước vận tải hàng hóa container đi quốc tế dự báo hạ nhiệt?

Tại Hội nghị triển khai công tác nhiệm vụ kinh doanh năm 2025 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) vào chiều 6/1, theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng Giám đốc VIMC, năm qua, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận đạt 4.940 tỷ đồng, mức cao kỷ lục và là năm thứ tư, doanh nghiệp đạt mức lãi trên 1.000 tỷ đồng.

Tổng giám đốc VIMC cho biết năm qua, tình hình thế giới đầy biến động với các cuộc xung đột địa chính trị và khủng hoảng tại Biển Đỏ đã tác động mạnh mẽ đến thị trường vận tải biển, vốn đã không ổn định. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh trong lĩnh vực cảng biển càng trở nên khốc liệt hơn khi các cảng tư nhân mới nổi lên với nhiều ưu thế vượt trội.

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, VIMC vẫn đạt được những thành tích đáng kể và duy trì đà tăng trưởng ổn định.

Cụ thể, sản lượng vận tải biển do đội tàu VIMC đảm nhận đạt xấp xỉ 20 triệu tấn, vượt 22% kế hoạch 2024.

Ông Tĩnh chia sẻ, việc tái cấu trúc đội tàu đã ảnh hưởng đến năng lực vận tải, tuy nhiên, bằng sự chủ động trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế như thuê tàu ngoài và ký kết các hợp đồng COA, VIMC đã đạt được những kết quả kinh doanh vượt trội.

Trong năm 2024, Công ty cổ phần Vận tải container VIMC (VIMC Lines) dù mới đi vào hoạt động từ 1/4/2024 nhưng đã tăng cường mở rộng hoạt động và phát triển tuyến dịch vụ kết nối Malaysia, Singapore và Indonesia

Cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu)
Cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực cảng biển, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trong hệ thống VIMC ước đạt 145 triệu tấn, bằng 126% cùng kỳ và bằng 117% kế hoạch 2024.

Kết quả kinh doanh từ 2 lĩnh vực trụ cột nói trên đã đưa doanh thu toàn VIMC đạt 24.813 tỷ đồng (trong đó doanh thu hợp nhất đạt 18.208 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ 2023 và vượt 35% kế hoạch).

Lợi nhuận toàn VIMC ước đạt 4.940 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận hợp nhất đạt 3.510 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ 2023, vượt 28% kế hoạch).

Năm 2024, tiền lương người lao động bình quân đạt 18,2 triệu đồng một tháng, riêng công ty mẹ đạt 25,1 triệu đồng mỗi tháng, bằng 109% kế hoạch.

“Kết quả này giúp VIMC hoàn thành vượt mức cả 3 chỉ tiêu kinh doanh quan trọng nhất là sản lượng, doanh thu và lợi nhuận so với kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 giao”, ông Tĩnh đánh giá.

Có được kết quả này, VIMC đã rất thành công trong hoạt động hợp tác quốc tế khi phát triển 10 tuyến dịch vụ container mới kết nối Việt Nam với châu Âu. Đặc biệt hệ thống cảng của VIMC đã tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho toàn bộ các hãng tàu top 10 thế giới.

Cũng trong ăm 2024, tất cả các dự án trọng điểm của VIMC đã được đẩy mạnh triển khai, cơ bản đã đạt được tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Trong đó, đối với Dự án đầu tư xây dựng Bến container số 3, số 4 thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (tại khu bến Cảng Lạch Huyện, TP. Hải Phòng), VIMC đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành các gói thầu, lắp đặt thiết bị và chuẩn bị các thủ tục công bố mở cảng, đảm bảo Dự án được đưa vào khai thác đúng kế hoạch (đưa dự án vào khai thác trong quý I/2025), dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.

Đối với dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, trong năm 2024, VIMC đã giải trình bổ sung hồ sơ dự án. Đến nay, dự án cơ bản đã giải quyết được các thủ tục liên quan. Trong năm 2025, VIMC sẽ phối hợp với đối tác để hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, được lựa chọn làm nhà đầu tư.

Trong năm 2025, dự kiến VIMC/Cảng Sài Gòn sẽ phối hợp với đối tác để hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, được lựa chọn làm nhà đầu tư Dự án.

Về định hướng năm 2025, ông Tĩnh cho biết, VIMC sẽ tập trung thực hiện các dự án đầu tư phát triển, như cảng Lạch Huyện, cảng Liên Chiểu, cảng quốc tế Cần Giờ...

Thực hiện theo chiến lược phát triển đã đề ra, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nâng cấp đội tàu, ưu tiên các loại tàu hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và thực hiện sứ mệnh phát triển đội tàu biển quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường biển.

Hoàng Anh Gia Lai bị phạt và truy thu thuế gần 1 tỷ đồng Hoàng Anh Gia Lai bị phạt và truy thu thuế gần 1 tỷ đồng
Hơn 8.800 doanh nghiệp trở lại thị trường trong tháng 12/2024 Hơn 8.800 doanh nghiệp trở lại thị trường trong tháng 12/2024
Viettel Viettel "bội thu" với lợi nhuận gần 2 tỷ USD
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Trong bối cảnh thị trường thế giới chuyển dịch mạnh mẽ sang thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Áp dụng hiệu quả IPM và IPHM không chỉ giúp bảo vệ nương chè trước biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng 14-6. Luật mới cho phép mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, đồng thời trao quyền quyết định chính sách tiền lương, thưởng về cho doanh nghiệp nhà nước.
Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 đã hoàn tất theo hướng mở rộng sản xuất vàng miếng ngoài SJC, cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia nhằm tạo cạnh tranh, đa dạng nguồn cung và thu hẹp chênh lệch giá.
Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP. Cần Thơ.
Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Việc chuyển từ thuế khoán sang kê khai thực tế, xuất hóa đơn điện tử và kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế đang hé lộ doanh thu khổng lồ của nhiều hộ kinh doanh (HKD) tại TP.HCM. Từ các sạp chợ, cơ sở may mặc đến quán ăn, doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỉ đồng không còn hiếm, đặt ra bài toán quản lý thuế minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng đối mặt nhiều thách thức, từ lo ngại truy thu thuế đến khó khăn trong hợp thức hóa hàng tồn kho.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động