Tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá bàn, ghế

Ngày 21/11/2022, Bộ Công Thương sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc.
Điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế nhập khẩu Đề nghị doanh nghiệp hợp tác điều tra chống bán phá giá bàn, ghế nhập khẩu
Tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá bàn, ghế
Tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá bàn, ghế

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã có thông báo về phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế (mã số vụ việc: AD16).

Theo đó, căn cứ Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, cơ quan điều tra sẽ tổ chức buổi tham vấn công khai trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Malaysia và Trung Quốc (vụ việc AD16).

Cụ thể phiên tham vấn diễn ra vào 09h00-12h00, thứ hai, ngày 21/11/2022 (theo giờ Hà Nội), tại phòng họp 101 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tiếng nói và chữ viết dùng trong buổi tham vấn là tiếng Việt. Các bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác, tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.

Thời hạn gửi đăng ký trước 17h00 ngày 14/11/2022 (theo giờ Hà Nội); thời hạn gửi nội dung tham vấn: Trước 17h00 ngày 14/11/2022 (nếu có).

Trước đó, ngày 30/9/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1991/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Malaysia và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,40% đối với sản phẩm ghế và 35,20% đối với sản phẩm bàn.

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Malaysia ở mức không đáng kể (dưới 3%), vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Malaysia được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.

Đối với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc, mức độ bán phá giá được xác định từ 21,40% đến 35,20% và lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và sản lượng hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước, là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

Hoa Kỳ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam Hoa Kỳ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam
Canada áp thuế chống bán phá giá với ghế ngồi bọc nệm Việt Nam Canada áp thuế chống bán phá giá với ghế ngồi bọc nệm Việt Nam
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra CTPG, CTC đối với ghế bọc đệm Việt Nam Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra CTPG, CTC đối với ghế bọc đệm Việt Nam
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Nhằm tinh gọn bộ máy và phân cấp rõ thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 2304/QĐ-BNNMT, công bố 48 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó 32 thủ tục sẽ được ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện từ ngày 1/7/2025. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện chính quyền hai cấp, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Từ ngày 1/7, ba cực của "tứ giác phát triển Đông Nam Bộ" gồm TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chính thức hợp nhất thành TP. HCM mới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 204/2025/QH15 về giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Chỉ thu thuế với dòng tiền kinh doanh, không “soi” chuyển khoản cá nhân

Chỉ thu thuế với dòng tiền kinh doanh, không “soi” chuyển khoản cá nhân

Thời gian gần đây, nhiều người dân tỏ ra lo lắng trước thông tin cho rằng mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân đều có thể bị cơ quan thuế kiểm tra và tính thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, theo đại diện ngành thuế và các chuyên gia, đây là sự hiểu lầm và không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Dầu ăn dành cho chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn người tiêu dùng: Cảnh báo khẩn từ Cục An toàn thực phẩm

Dầu ăn dành cho chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn người tiêu dùng: Cảnh báo khẩn từ Cục An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khẩn sau khi phát hiện một số cơ sở sử dụng dầu ăn nhập khẩu dành cho mục đích chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người. Việc sử dụng nguyên liệu sai mục đích không chỉ là vi phạm về kỹ thuật mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm khắc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động