SJC lãi kỷ lục trong bối cảnh giá vàng leo thang

SJC báo lãi sau thuế 283 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ và cao nhất trong 10 năm qua, trong bối cảnh giá vàng đang neo ở vùng đỉnh lịch sử.
SJC có Quyền Tổng Giám đốc mới? Các chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần này? Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, cho thấy lợi nhuận tăng vọt so với năm trước, trong bối cảnh giá vàng lập đỉnh lịch sử và nhu cầu kim loại quý tiếp tục ở mức cao.

SJC lãi kỷ lục trong bối cảnh giá vàng leo thang
SJC đạt doanh thu 32.193 tỷ đồng, tăng gần 4.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo, SJC đạt doanh thu 32.193 tỷ đồng, tăng gần 4.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp đạt khoảng 2% – mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động kinh doanh vàng của công ty. Trước đây, do đặc thù kinh doanh vàng miếng, dù doanh thu thường vượt mốc 1 tỷ USD mỗi năm, nhưng SJC chỉ ghi nhận biên lợi nhuận ở mức rất thấp, trung bình khoảng 0,3%.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong năm 2024 đều tăng mạnh, song điều này không cản được đà tăng trưởng vượt bậc của SJC. Công ty báo lãi sau thuế lên tới 283 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với mức 61 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đây là mức cao nhất của công ty này trong vòng 10 năm qua.

Kết quả này cũng vượt xa mục tiêu lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng mà ban lãnh đạo trình UBND TP.HCM – đơn vị đại diện chủ sở hữu 100% vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

SJC thắng lớn, lãi kỷ lục trong bối cảnh giá vàng leo thang
Chiều nay, giá tiếp tục leo thang, lên mức 115 triệu đồng/lượng.

Sự bứt phá trong kết quả kinh doanh của SJC diễn ra trong bối cảnh giá vàng biến động mạnh suốt năm qua. Từ mức dưới 63 triệu đồng/lượng vào đầu năm 2024, giá vàng đã tăng gần 43%, đạt gần 90 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 10. Đến chiều nay, giá tiếp tục leo thang, lên mức 115 triệu đồng/lượng.

SJC hiện là doanh nghiệp nắm giữ thị phần vàng miếng lớn nhất cả nước. Kết quả kinh doanh của công ty tăng vọt trong bối cảnh giá vàng năm ngoái tăng mạnh, từ dưới 63 triệu đồng/lượng lên gần 90 triệu đồng vào cuối tháng 10 – tương đương mức tăng gần 43%. Đà tăng này vẫn chưa dừng lại khi giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới, đạt 111 triệu đồng/lượng vào thời điểm hiện tại.

Bước sang năm 2025, SJC định hướng tiếp tục tập trung phát triển ngành nghề kinh doanh cốt lõi, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nữ trang mang thương hiệu SJC. Công ty đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành chế tác và kinh doanh trang sức tại Việt Nam.

Năm nay, SJC đặt mục tiêu doanh thu đạt gần 34.900 tỷ đồng – mức cao nhất kể từ khi được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia cách đây 13 năm. Công ty dự kiến sẽ gia công hơn 20.000 lượng vàng và tiêu thụ trên 500.000 sản phẩm nữ trang.

Sau một năm ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến, SJC đưa ra kế hoạch thận trọng hơn cho năm 2025, với lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 89 tỷ đồng.

Về mặt nhân sự, SJC đã có thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo sau khi Tổng Giám đốc Lê Thúy Hằng (sinh năm 1970) cùng 5 bị can khác bị khởi tố vào cuối năm 2024. Vụ việc liên quan đến hành vi lợi dụng hoạt động mua bán vàng bình ổn giá, lập khống chứng từ và chiếm đoạt tài sản tại SJC và một số đơn vị liên quan.

Lợi nhuận quý I của Phân bón Cà Mau vượt mong đợi Lợi nhuận quý I của Phân bón Cà Mau vượt mong đợi
Phó Chủ tịch Đặng Hồng Anh và 2 thành viên khác rời ghế HĐQT TTC Land Phó Chủ tịch Đặng Hồng Anh và 2 thành viên khác rời ghế HĐQT TTC Land
Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Trong bối cảnh thị trường thế giới chuyển dịch mạnh mẽ sang thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Áp dụng hiệu quả IPM và IPHM không chỉ giúp bảo vệ nương chè trước biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng 14-6. Luật mới cho phép mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, đồng thời trao quyền quyết định chính sách tiền lương, thưởng về cho doanh nghiệp nhà nước.
Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 đã hoàn tất theo hướng mở rộng sản xuất vàng miếng ngoài SJC, cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia nhằm tạo cạnh tranh, đa dạng nguồn cung và thu hẹp chênh lệch giá.
Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP. Cần Thơ.
Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Việc chuyển từ thuế khoán sang kê khai thực tế, xuất hóa đơn điện tử và kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế đang hé lộ doanh thu khổng lồ của nhiều hộ kinh doanh (HKD) tại TP.HCM. Từ các sạp chợ, cơ sở may mặc đến quán ăn, doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỉ đồng không còn hiếm, đặt ra bài toán quản lý thuế minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng đối mặt nhiều thách thức, từ lo ngại truy thu thuế đến khó khăn trong hợp thức hóa hàng tồn kho.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động