Sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc

Việt Nam hiện có 11 loại trái cây được phép xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc, thời gian tới, sầu riêng được dự báo sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong các loại trái cây Việt Nam tại thị trường này.
Sầu riêng sốt giá, Bến Tre khuyến cáo không thu hoạch sầu riêng non Năm 2023, xuất khẩu rau quả dự kiến thu về 6 tỷ USD Giá sầu riêng tiếp tục lặng sóng
Sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc
Sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc

Thông tin này được ông Lò Xuân Quyết - trưởng Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu (Trung Quốc) - đưa ra tại Hội nghị phổ biến cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), do Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức sáng 23/11.

Theo ông Lò Xuân Quyết, Việt Nam xếp thứ 10 trong số các quốc gia xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt trên 6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 2,6% tổng giá trị nhập khẩu nông sản của nước này.

Riêng nhóm hàng rau quả thì Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước có kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau quả lớn nhất sang thị trường Trung Quốc, sau Thái Lan và Chilê.

Đến nay, Việt Nam có 11 loại trái cây được phép xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc gồm: thanh long, dưa hấu, chuối, vải, nhãn, chôm chôm, mít, xoài, măng cụt, sầu riêng và chanh dây.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc năm 2022 đạt 1,98 tỷ USD, tăng 34,4% so với năm 2021, chiếm 8,9% thị phần nhập khẩu rau quả nước này. Thanh long là loại trái cây chiếm tỷ trọng (giá trị và số lượng) lớn nhất trong các loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc và cũng chiếm gần 100% nhập khẩu thanh long của nước này từ bên ngoài.

“Trong thời gian tới, sầu riêng dự báo sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong các loại trái cây Việt Nam tại thị trường Trung Quốc”, ông Lò Xuân Quyết nhận định.

Theo Báo cáo triển vọng nông nghiệp Trung Quốc (2022 - 2031), năm 2021, tiêu thụ rau xanh của Trung Quốc đạt 561 triệu tấn, tăng 0,5%; tiêu thụ trái cây đạt 282 triệu tấn, tăng 2,5%; thủy sản đạt 68,88 triệu tấn, tăng 2,3%; đường ăn là 15,5 triệu tấn; sữa và sản phẩm sữa đạt 59,72 triệu tấn...; mỗi năm nhập khẩu hơn chục tỷ USD các mặt hàng này.

Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu đối với trái cây nhiệt đới của Trung Quốc còn rất lớn và tăng trưởng hàng năm, dự báo đến năm 2026 số lượng tiêu thụ và nhập khẩu trái cây lần lượt đạt 319 triệu tấn và 14,98 triệu tấn. Tiềm năng thị trường tiêu dùng nông sản nhiệt đới tại các địa phương trong nội địa, đặc biệt là khu vực phía Bắc, Đông Bắc Trung Quốc còn lớn.

Theo ông Lò Xuân Quyết, hiện thị trường Trung Quốc đang có xu hướng quy chuẩn hóa các quy định và hệ thống quản lý, giám sát về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm bị cảnh báo nhiều nhất. Các lỗi bị cảnh báo gồm: Chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (sử dụng phụ gia thực phẩm vượt ngưỡng cho phép; nấm mốc; vi khuẩn gây bệnh); Hồ sơ kèm theo hàng hóa (thiếu chứng nhận hàng hóa; hàng hóa không đúng với chứng nhận/chứng thư; hàng hóa chưa được phép nhập khẩu); Tem nhãn bao bì hàng hóa không đáp ứng quy định, yêu cầu nhập khẩu...

Trung Quốc ngày càng coi trọng nội nhu và lấy tiêu dùng nội địa là động lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy thị trường nội địa phát triển, lấy tiêu dùng bù đắp cho xuất khẩu. Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ông Lò Xuân Quyết khuyến cáo, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu; chú trọng xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cần có nhân lực hiểu biết chuyên môn, thông thạo ngôn ngữ, am hiểu thị trường nước nhập khẩu.

“Hàng Việt cần sẵn sàng cạnh tranh với hàng hóa nông sản, thực phẩm của các quốc gia cùng tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc”, ông Lò Xuân Quyết nhấn mạnh.

Sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc
Nông dân tỉnh Đắk Lắk thu hoạch sầu riêng. Ảnh TTXVN

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ước 11 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ trước đến nay. Với con số xuất khẩu này, nhóm rau quả lần đầu dẫn đầu ngành nông nghiệp, vượt các nhóm chủ lực như gạo, hạt điều, cà phê, sắn...

Về mặt hàng, sầu riêng là quả đóng góp vào sức tăng trưởng lớn nhất cho nhóm này với tỷ lệ chiếm 40% kim ngạch. Tiếp đến là mít, dưa hấu, bưởi, nhãn đều có mức tăng trưởng 50 - 200% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường, hiện Trung Quốc là quốc gia nhập nhiều nhất rau quả Việt Nam với tổng kim ngạch 10 tháng đạt 3,2 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 66% thị phần.

Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 212 triệu USD, giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái; Hàn Quốc đạt 187 triệu USD, tăng 25%; Nhật Bản là 151 triệu USD, tăng 7%...

Sầu riêng Musang King “made in Việt Nam” có giá thấp nhất từ trước đến nay Sầu riêng Musang King “made in Việt Nam” có giá thấp nhất từ trước đến nay
Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực
Sầu riêng Việt Nam chưa cạnh tranh lại hàng Thái Lan, Malaysia Sầu riêng Việt Nam chưa cạnh tranh lại hàng Thái Lan, Malaysia
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

Các địa phương như Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình đồng loạt đưa ra cảnh báo nguy cơ "sốt đất ảo", nhất là tại các khu vực được dự đoán là trung tâm hành chính mới.
Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5 trên các đường bay nội địa, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến thực hiện 7.536 chuyến bay (trung bình 685 chuyến/ngày), tăng tương ứng 24% và 21%.
Top những thương hiệu quạt cây đáng mua năm 2025

Top những thương hiệu quạt cây đáng mua năm 2025

Quạt cây là thiết bị làm mát quan trọng trong gia đình và văn phòng nhờ sự tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, với thị trường ngày càng đa dạng thì nên mua quạt đứng hãng nào?
Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Tuần qua, giá vàng thế giới điều chỉnh vào cuối tuần sau khi liên tục lập kỷ lục mới, nhưng cả nhà đầu tư lẫn chuyên gia phân tích đều tiếp tục duy trì sự lạc quan về xu hướng của giá vàng trong tuần tới.
Đại sứ EU mong ca cao Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên bản đồ toàn cầu

Đại sứ EU mong ca cao Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên bản đồ toàn cầu

Trong chuyến thăm đến các nông trại và hợp tác xã (HTX) tại hai tỉnh Tây Nguyên vào tuần trước, Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier đã được tận mắt theo dõi quy trình trồng, thu hoạch, nếm trái ca cao tươi tại vườn và lắng nghe sự thay đổi trong phương thức trồng ca cao của nhà nông địa phương.
EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa thông báo Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm (ATTP) và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo tại Nhật Bản đang cao bất thường, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, người Nhật Bản ngày càng “chuộng” gạo Việt Nam, liệu đây có là cơ hội vàng cho ngành xuất khẩu gạo?.
Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Bất chấp nhiều thách thức, ngành dịch vụ thức ăn và đồ uống (F&B) tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025. Năm nay cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới.
Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng chiều nay tiếp tục đi lên theo hướng thẳng đứng, vàng nhẫn chạm mức 98,5 triệu đồng/lượng – cao nhất từ trước tới nay.
Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

“Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư. Tốt nhất nên giữ vàng chiếm tỷ trọng 10 - 30% trong danh mục. Ngoài ra cũng cần lưu ý là tuyệt đối không vay tiền để mua vàng”, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh lưu ý các nhà đầu tư.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động