Sầu riêng cuối vụ giá tăng cao mỗi ngày
Xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng cả năm 2023 Lợi thế và thách thức đối với sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc Tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm sầu riêng cấp đông |
Sầu riêng cuối vụ giá tăng cao mỗi ngày. Ảnh TTXVN |
Hiện sầu riêng chỉ còn nhiều khu vực Bảo Lộc, Lâm Đồng, thương lái tranh nhau thu mua. Khảo sát ngày 5/10, sầu riêng loại A có giá 109.000 đồng/kg, Ri6 A có giá 85.000 đồng/kg.
Tại khu vực ĐBSCL: Ri6 A 80.000 – 85.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 65.000 – 68.000 đồng/kg; Ri6 xô loại C từ 42.000 – 45.000 đồng/kg sầu riêng Thái đẹp từ 94.000 – 99.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A ở mức 74.000 -79.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 45.000- 50.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Đông Nam Bộ: Ri6 A 80.000 – 85.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 64.000 – 68.000 đồng/kg; Ri6 xô loại C từ 40.000 – 44.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp từ 100.000 – 105.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 74.000- 79.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 45.000- 50.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên: Ri6 A 80.000 – 85.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 65.000 – 70.000 đồng/kg; Ri6 C từ 40.000 – 45.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp A từ 102.000 – 109.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 82.000- 86.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 50.000- 53.000 đồng/kg;
Giá sầu riêng xuất khẩu: Ri6 hạng A giá 130.000 đồng (1.8_5kg, 2.7 hộc trở lên); Ri6 hạng B giá 115.000 đồng (1.6_5.5kg, 2.5 hộc trở lên); Monthoong hạng A giá 158.000 đồng (2_5.5kg, 2.7 hộc trở lên); Monthoong hạng B giá 140.000 đồng (1.8_6kg, 2.5 hộc trở lên).
Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lý giải nguyên nhân tăng giá là do sầu riêng Tây Nguyên đang vào cuối mùa, nguồn cung sụt giảm. "Khoảng cuối tháng 10, vụ sầu riêng ở Tây Nguyên sẽ kết thúc, sau đó thị trường sẽ tiêu thụ hàng trái vụ ở các tỉnh ĐBSCL khiến giá sẽ duy trì ở mức cao" - ông Mười cho hay.
Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết dù giá sầu riêng tăng nhưng không phải nông dân nào cũng bán được giá cao do trời mưa, sầu riêng bị ngậm nước, không đạt về độ khô, độ ngọt nên chỉ được xếp vào hạng C, D, thậm chí là hàng dạt với giá dưới 50.000 đồng/kg. Loại hàng này chỉ có thể xay nhuyễn và đưa vào chế biến các mặt hàng có giá trị thấp.
Đừng để sầu riêng thành...sầu chung
Diện tích trồng sầu riêng Việt Nam tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. |
Theo số liệu từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích trồng sầu riêng Việt Nam tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, nếu như năm 2020, tổng diện tích sầu riêng cả nước chỉ hơn 71.000 ha thì đến cuối năm 2023 con số này đã hơn gấp đôi, lên mức gần 151.000 ha, cao gấp 2 lần so với quy hoạch của bộ này.
Những năm qua, sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, tăng thu nhập cho người trồng, đóng góp phát triển kinh tế-xã hội cho nhiều địa phương. Riêng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 600.000 tấn sầu riêng, mang về kim ngạch 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, hiệu ứng tăng xuất khẩu đang tạo nên cơn sốt mở rộng diện tích, phá vỡ quy hoạch trên diện rộng.
Theo Bộ NN&PTNT, so với các quốc gia sản xuất sầu riêng khác như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia…., Việt Nam có lợi thế sản lượng dồi dào, cho thu hoạch quanh năm, đặc biệt sầu riêng trái vụ.
Hiện tại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới. Việt Nam còn có thêm lợi thế khi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc với thời gian vận chuyển nhanh hơn nên giá thành cạnh tranh hơn so với một số nước khác. Đây là những yếu tố giúp cho sầu riêng Việt Nam tạo được bước tiến lớn tại thị trường 1,4 tỷ dân này chỉ sau chưa đầy 2 năm gia nhập.
Tuy nhiên, theo Cục Bảo vệ thực vật, mặc dù Cục đã nhiều lần cảnh báo và yêu cầu thực hiện ngay biện pháp khắc phục vi phạm Nghị định thư, nhưng nhiều tỉnh vẫn vi phạm, thậm chí, nhiều tỉnh có diện tích trồng sầu riêng lớn vi phạm nhiều lần.
Điều này làm dấy lên lo ngại về việc bị Trung Quốc hạn chế đối với mặt hàng này, nếu xảy ra khả năng trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu, tiêu thụ “trái cây vua” của Việt Nam thời gian tới.