Quyết định tách thửa tối thiểu 50m2 của Hà Nội tác động rất nhiều đến thị trường bất động sản
Hà Nội tăng diện tích tách thửa lên 50m2. |
Tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu lên 50m2
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định số 61 quy định các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố.
Một trong những điểm đáng chú ý của quyết định này là điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa, hợp thửa đất.
Về tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, diện tích nằm ngoài đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng, thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 50m2, chiều dài trên 4m và chiều rộng giáp đường giao thông từ 4m trở lên.
Với các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách thửa tối thiểu là 80m2, các xã vùng trung du 100m2, còn các xã miền núi tối thiểu 150m2.
Với đất phi nông nghiệp, quy định áp dụng cho các thửa đất không thuộc trường hợp được Nhà nước giao hoặc cho thuê để thực hiện dự án. Tại phường, thị trấn, đất thương mại dịch vụ phải có chiều rộng giáp đường giao thông từ 10m trở lên, diện tích tối thiểu 400m2. Với các loại đất phi nông nghiệp khác, thửa đất phải có chiều rộng trên 20m, diện tích tối thiểu 1.000m2.
Tại các xã, đất thương mại dịch vụ phải có diện tích không dưới 800m2 và đất phi nông nghiệp khác không dưới 2.000m2.
Với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu với đất trồng cây hàng năm là 300m2 tại phường, thị trấn và 500m2 tại các xã; đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản lần lượt 500m2 tại phường, thị trấn và 1.000m2 tại các xã. Đất rừng sản xuất được tách thửa nếu diện tích không dưới 5.000m2.
Hiện việc tách thửa ở Hà Nội áp dụng theo quyết định số 20 năm 2017. Theo đó, lô đất sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu 30m2 với các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở mới (tối thiểu) với các địa bàn còn lại.
Thêm áp lực cho người mua nhà
Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh. |
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng việc nâng diện tích tách thửa tối thiểu tại các phường, thị trấn sẽ tạo cơ chế ngăn chặn tình trạng tách thửa phân lô tràn lan, phá vỡ quy hoạch đô thị tại khu vực trung tâm, vì Hà Nội là đô thị đặc biệt với áp lực gia tăng dân số cơ học lớn, trong đó mật độ dân số tập trung cao tại các quận.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng quy định mới cần cân bằng giữa việc đảm bảo nhu cầu tách thửa chính đáng của người dân, tránh tình trạng lạm dụng, biến tướng, phá vỡ quy hoạch đô thị. Do đó, việc nâng diện tích tách thửa tối thiểu phải khảo sát kỹ ý kiến người dân, nhất là nhóm ở khu vực các phường, thị trấn.
Còn TS Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, theo quy định cũ, diện tích tách thửa ở nội đô là 30m2, hiện nay những mảnh đất nào đủ điều kiện đều đã tách thửa hết. Do đó, quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa mới được áp dụng sẽ không tác động tới giá thành và thị trường quá nhiều.
Dù thế, theo ông, việc tăng diện tích tách thửa cũng khiến khả năng tiếp cận nhà ở của một số người hạn chế hơn.
Ví dụ, trước kia có rất nhiều căn nhà xây sẵn khoảng 30m2, nhiều người dễ tiếp cận hơn. Khi tăng diện tích tách thửa thì giá trị căn nhà sẽ tăng cao; thành phố cần có chiến lược phát triển nhà ở xã hội trước khi áp dụng quy định mới để người dân có thể tiếp cận nhà ở.
Theo ông, quy định mới sẽ giúp Hà Nội kiểm soát chất lượng đô thị tốt hơn, sẽ không tạo ra những căn nhà, thửa đất có diện tích quá nhỏ, manh mún làm mất mỹ quan đô thị.
Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh thì đồng ý với quy định theo hướng siết chặt điều kiện tách thửa, diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa, bởi điều này sẽ giúp phát triển bền vững đô thị và nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tránh gây quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Theo luật sư Nguyễn Văn Đỉnh, có thể thấy rõ rằng thành phố Hà Nội đang xây dựng, thực thi các chính sách nhất quán nhằm giảm thiểu sự gia tăng dân số cơ học, đặc biệt tại khu vực nội đô, nhằm đảm bảo chất lượng sống và duy trì các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô.
Tù góc độ một môi giới bất động sản, anh Trung Kiên nói rằng "quy định này chính thức khai tử hình thức nhà xây của thợ". Hình thức này vẫn thường thấy tại các quận trung tâm, chủ đầu tư mua một khu đất, xây các nhà liền kề chung tường có diện tích 30-35-40m2, có lối đi chung vừa đủ theo quy định, sau đó bán, tách được sổ riêng cho khách hàng. Anh Trung Kiên dự báo những căn nhà kiểu này đã xây và bán hoặc đã hoàn thiện xong sẽ lập tức tăng giá trong nay mai, vì với quy định tách thửa phải trên 50m2 thì sẽ không còn "nguồn hàng" kiểu này nữa.
Quyết định "tối thiểu 50m2 mới được phép tách thửa" sẽ còn tác động rất nhiều đến thị trường bất động sản vốn đang được cho là "loạn giá" trong thời gian tới là nhận định chung của nhiều người.
Huyện Hoài Đức bất ngờ hoãn đấu giá 20 thửa đất |
Hơn 8.300 căn hộ sắp được “bơm” vào thị trường bất động sản |
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi |