Nguồn lúa Thu Đông còn ít, doanh nghiệp khó mua
Giá lúa tăng nhẹ, giá gạo biến động trái chiều Giá lúa gạo duy trì ổn định Indonesia mở thầu 543.000 tấn gạo, giá gạo xuất khẩu được dự báo tiếp tục tăng |
Nguồn lúa Thu Đông còn lại ít, doanh nghiệp khó mua. |
Giá lúa gạo hôm nay 9/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng.
Theo đó, tại khu vực An Giang, theo cập nhật của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, giá lúa Đài thơm 8 duy trì quanh mức 9.400 – 9.700 đồng/kg; gạo OM 5451 ổn định ở mức 9.400 – 9.500 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg; giá lúa Nàng hoa 9 ở mức 9.200 – 9.400 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.800 – 9.000 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Tương tự nếp An Giang khô ổn định quanh mức 9.400 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An khô ở mức 9.400 - 9.800 đồng/kg.
Đối với các loại gạo hôm nay giá duy trì ổn định. Theo đó, tại kho xuất khẩu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), giá gạo nguyên liệu IR 504 Việt duy trì quanh mức 12.800 – 12.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu Đài thơm 8, OM 18 ở mức 13.800 – 13.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 ổn định mức 12.650 - 12.750 đồng/kg; gạo OM 5451 có giá 13.400 - 13.450 đồng/kg; gạo Sóc nguyên liệu dao động 12.000 - 12.100 đồng/kg.
Đối với các loại phụ phẩm hôm nay không có biến động. Hiện giá tấm OM 5451 giữ ở mức 11.700-11.800 đồng/ kg và cám khô ổn định quanh mốc 6.600-6.700 đồng/kg.
Ghi nhận thị trường lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, lúa Thu Đông tiếp tục neo ở mức cao. Giao dịch lúa mới lai rai, nguồn lúa mới không nhiều.
Trên thị trường gạo, nguồn gạo về ít, các bến vắng gạo. Gạo đẹp giữ giá cao. Tại Cái Bè, Tiền Giang giá gạo OM 18 giữ ổn định. Giá lúa OM 18 được chào cao, giao dịch mới cầm chừng.
Tại An Giang, giá gạo nếp tiếp tục đứng giá. Giá lúa Nếp nhích nhẹ, nhu cầu tốt hơn. Tại Đồng Tháp, giá gạo nguyên liệu xô OM 5451 Việt giảm nhẹ trong khi gạo trắng bình giá. Giá lúa OM 5451 tiếp tục neo ở mức cao.
Tại các chợ lẻ, hôm nay giá gạo Sóc thường ở mức 19.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg; gạo Nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Gạo bán tại các chợ lẻ. |
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 663 USD/tấn và giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 648 USD/tấn.
Tính đến đầu tháng 11, xuất khẩu gạo đã mang về hơn 4 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao nhất kỷ lục sau hơn 30 năm hạt gạo Việt tham gia thị trường thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui tăng trưởng, ngành gạo vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn cần sớm được tháo gỡ.
Công ty TNHH Hoàng Gia Nhựt Quang, Long An cho biết, khoảng 6.000 tấn là sản lượng lúa mà nhà máy đang cần để chế biến, xuất khẩu từ nay đến cuối năm. Không giống những năm trước, hoạt động thu mua đang chậm lại do giá nguyên liệu tăng cao.
Hiện 1kg lúa tươi khi về tới nhà máy có giá hơn 9.000 đồng, tức cao 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá như hiện nay các doanh nghiệp gạo gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thu mua, chế biến và xuất khẩu.
"Không dám ký đơn hàng mới, công ty chỉ lo giao cho đủ các đơn hàng lỡ ký vì giá nguyên liệu liên tục tăng và khá cao", ông Nguyễn Quang Nhựt - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Gia Nhựt Quang, Long An nói.
Giá cao nhưng để mua được lúa vào thời điểm này không hề dễ. Vấn đề liên kết tiếp tục được các địa phương và doanh nghiệp bàn tới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về tính khả thi của chuỗi liên kết này.
Các tổ chức tín dụng cần sớm nghiên cứu linh hoạt, cắt giảm các thủ tục không cần thiết để ngành gạo tiếp cận nguồn vốn kịp thời gia tăng sản xuất, chế biến và xuất khẩu hiệu quả.