MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Hưng Thịnh Innovation, thành viên Tập đoàn Hưng Thịnh và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED), thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ký kết hợp tác nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại “thành phố bán đảo” MerryLand Quy Nhơn.

Tại lễ ký kết hợp tác diễn ra vào ngày 12/3/2022, Hưng Thịnh Innovation và ICED thống nhất sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp ứng dụng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại MerryLand Quy Nhơn, thông qua các dự án nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, tái tạo nguồn nước, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, xử lý chất thải… Mục đích nhằm đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, nâng cao giá trị và lợi ích đối với khách hàng, cộng đồng xã hội, đồng thời bảo tồn môi trường tự nhiên.

MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Ông Lê Nguyễn Hoàng Minh – Tổng giám đốc Hưng Thịnh Innovation (trái) đại diện ký kết hợp tác với PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED). Ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh.

Ngoài ra, Hưng Thịnh Innovation và ICED sẽ hợp tác tổ chức các hoạt động kết nối giới khoa học – công nghệ, các chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm gia tăng nhận thức và hiến kế các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương, góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, ông Võ Văn Khang – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Innovation, cho biết: “Sáng tạo đổi mới và luôn song hành với xu thế toàn cầu là yếu tố tạo nên đà tăng trưởng nhanh và bền vững của Tập đoàn Hưng Thịnh. Chúng tôi luôn chú trọng áp dụng những mô hình, sáng kiến tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, mang đến những sản phẩm bất động sản chất lượng và xứng tầm. Với quy mô 695 ha cùng quy hoạch thiết kế theo mô hình đa phức hợp, MerryLand Quy Nhơn sẽ là thành phố bán đảo du lịch thương mại thông minh đẳng cấp quốc tế. Trong đó, yếu tố vận hành thông minh và phát triển bền vững là những trụ cột quan trọng, góp phần kiến tạo một dự án đẳng cấp quốc tế, mang lại giá trị thịnh vượng, phát triển song hành với cộng đồng của Tập đoàn Hưng Thịnh”.

MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Ông Võ Văn Khang – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Innovation kỳ vọng những giải pháp thiết thực của mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần giúp MerryLand Quy Nhơn thực hiện sứ mệnh phát triển bền vững. Ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân – Viện trưởng ICED chia sẻ: “Thông qua các giải pháp mang tính thực tiễn và dài hạn, chúng tôi mong muốn cùng Hưng Thịnh mang lại giá trị môi trường, xã hội thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là những mục tiêu liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Điều này góp phần gia tăng giá trị của MerryLand Quy Nhơn, đưa thương hiệu MerryLand Quy Nhơn lên bản đồ thế giới như một hình mẫu, một khuôn mẫu về một đô thị phát triển bền vững và đáng sống đồng thời thúc đẩy không gian đổi mới sáng tạo, bảo tồn văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED) cam kết nỗ lực cùng tham gia phát triển những giải pháp dài hạn hướng đến sự phát triển bền vững của MerryLand Quy Nhơn và đóng góp vào kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh.

Sự kiện ký kết hợp tác là cột mốc quan trọng trên hành trình phát triển MerryLand Quy Nhơn trở thành thành phố bán đảo du lịch thương mại thông minh đẳng cấp quốc tế, đồng thời thể hiện cam kết phát triển bền vững của Tập đoàn Hưng Thịnh.

Với quy mô 695 ha – tổng vốn đầu tư giai đoạn I lên tới 57.000 tỷ đồng, MerryLand Quy Nhơn được kiến tạo thành 15 phân khu: khách sạn – resort 5 sao ven biển, biệt thự trên đồi cùng tiện ích hồ cảnh quan, quảng trường nhạc nước có tổng diện tích lớn nhất và dài nhất Việt Nam, hệ thống kênh đào dài nhất Việt Nam, sân golf 18 hố, bến du thuyền… Dự án quy tụ hàng loạt đối tác danh tiếng quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, quản lý vận hành, kiến trúc… nhằm tối ưu năng lực vận hành thông minh và phát triển bền vững.

Trong thời gian tới, Tập đoàn Hưng Thịnh cùng các thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các Viện, trường, các chuyên gia khoa học công nghệ... Đây được xem là một trong những trụ cột quan trọng trong tầm nhìn, định hướng và khát vọng của Tập đoàn Hưng Thịnh nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, cộng đồng.

MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

MerryLand Quy Nhơn được kiến tạo thành 15 phân khu: khách sạn cao cấp 5 sao ven biển, những biệt thự trên đồi cùng tiện ích hồ cảnh quan

Trước đó, vào tháng 3/2021, Tập đoàn Hưng Thịnh đã ký kết hợp tác chiến lược với Đại học Quốc gia TPHCM trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – công nghệ. Trong một năm qua, hai bên đã tiến hành nghiên cứu các dự án thuộc các lĩnh vực công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, Big Data cùng các dự án trong lĩnh vực y tế, góp phần vào cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Về Tập đoàn Hưng Thịnh và Hưng Thịnh Innovation:

Tập đoàn Hưng Thịnh là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu xoay quanh lĩnh vực cốt lõi là bất động sản. Với tầm nhìn vượt trội, tư duy toàn cầu cùng triết lý kinh doanh xoay quanh bất động sản giá trị thực cùng hệ sinh thái tối ưu và bền vững, Tập đoàn Hưng Thịnh đang kiến tạo những giá trị mới và thông minh, mang lại lợi ích cho khách hàng và cộng đồng – xã hội, khẳng định vị thế của doanh nghiệp phát triển bền vững top đầu Việt Nam.

Năm 2022 đánh dấu năm thứ 20 trên hành trình phát triển của Tập đoàn Hưng Thịnh với dấu ấn quan trọng là sự kiện ra mắt “thành phố bán đảo du lịch thương mại thông minh đẳng cấp quốc tế” MerryLand Quy Nhơn, dự kiến sẽ là điểm đến mới, góp phần nâng tầm vị thế Quy Nhơn trên bản đồ du lịch châu Á và thế giới.

Là một trong những thành viên quan trọng trong hệ sinh thái của Tập đoàn Hưng Thịnh, Hưng Thịnh Innovation dẫn dắt các sáng kiến sáng tạo đổi mới, chịu trách nhiệm các vấn đề về chuyển giao công nghiệp, với mục tiêu gia tăng năng suất, hiệu suất của toàn bộ tổ chức, cũng như củng cố năng lực cạnh tranh của Tập đoàn khi Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới.

Về Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn:

ICED ra đời với sứ mệnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo về giải pháp khoa học công nghệ, chính sách trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trên nền tảng hệ sinh thái Doanh nghiệp – Chính phủ – Đại học. Viện đặt mục tiêu đóng góp, kết nối nền kinh tế tuần hoàn giữa thế giới và Việt Nam. Về trung và dài hạn, ICED có tầm nhìn trở thành trung tâm hàng đầu của Việt Nam và khu vực về Kinh tế tuần hoàn.

Giang Phúc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động