Loại quả quanh năm giá rẻ như cho, ở chợ Tết giá cao chót vót
Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng cao dịp cận Tết Nguyên đán Thị trường hàng Tết nhộn nhịp, thực phẩm tươi sống, đồ khô tăng giá Cận Tết, bưởi thỏi vàng, bưởi tiến vua giảm giá mạnh |
Sung chùm được rao bán ở chợ Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Ảnh Mộc Trà |
Lý do giáp Tết Nguyên đán, sung lại là mặt hàng có giá đắt đỏ vì nhiều người chọn mua để bày mâm ngũ quả thờ Tết với mong muốn gia đình có một năm sung túc đúng như tên gọi của loại trái cây này.
Nếu như ngày thường, giá sung chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg thì những ngày cận Tết này, sung được bán theo chùm chứ không bán theo cân như các loại trái cây khác. Một chùm sung có lá đầy đủ giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng (khoảng 3 lạng), tương đương 200.000 - 250.000 đồng/kg. Mức giá này gấp 20 - 25 lần giá bán ngày thường nhưng vẫn đắt khách.
Chị Trần Thị Hảo, đầu mối bán trái cây ở Trung Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội), cho hay, đa phần khách mua 2 - 3 chùm, có khách chỉ đặt mua 1 chùm. Nhà có nhiều ban điện hoặc gom đặt chung lượng sung 5 - 20 chùm không nhiều.
Anh Nguyễn Văn Bảo – đầu mối bỏ sỉ sung ở Cần Thơ, cho biết, ngày thường sung là loại quả có giá rẻ. Chủ yếu được mua về muối xổi làm món ăn kèm với ốc nóng.
Vào mỗi dịp Tết, sung trở thành hàng đắt khách với giá cao chót vót vì có tên gọi mang ý nghĩa sung túc. Anh Bảo đã buôn bán sỉ sung chùm được 6-7 năm. Trước kia, sung chùm thờ Tết chỉ phổ biến ở các tỉnh trong Nam. Nhưng từ Tết năm 2023 đến nay, khách sỉ ngoài Bắc, đặc biệt ở Hà Nội rất nhiều.
“Có khách sỉ chỉ lấy 1-2 thùng, nhưng cũng có khách lấy 5-10 thùng”, anh nói. Từ 23 tháng Chạp đến nay, lượng sung bán sỉ cho khách các tỉnh phía Bắc tăng mạnh. Đặc biệt, những ngày cận Tết, lượng sung anh chuyển cho khách sỉ lên tới 3.000-4.000 chùm mỗi ngày.
Tên gọi của quả sung mang ý nghĩa sung túc. |
Theo dân buôn hoa quả, vào mỗi dịp Tết, sung trở thành hàng đắt khách với giá cao chót vót vì có tên gọi mang ý nghĩa sung túc. Trước kia, sung chùm thờ Tết chỉ phổ biến ở các tỉnh trong Nam. Nhưng từ Tết năm 2013 đến nay, khách sỉ ngoài Bắc, đặc biệt ở Hà Nội rất nhiều.
Trong tâm thức của người Việt, bàn thờ không chỉ là nơi linh thiêng, tụ khí, tụ tài mà còn là nơi con cháu bày tỏ lòng thành kính. Bởi vậy, những vật phẩm được bày biện trên bàn thờ đều phải mang ý nghĩa tốt lành nhất.
Chính vì thế, từ bánh kẹo đến hoa trái đều phải lựa chọn cẩn thận. Đặc biệt là các loại hoa quả tươi mang sinh khí dùng để thắp hương cần đạt yêu cầu về cả hình thức lẫn ý nghĩa.
Nếu như hoa dâng trên bàn thờ mang những điều thơm thảo, rực rỡ, nở rộ nhất thì quả ngọt tượng trưng cho sự cô đọng tất thảy những tinh túy của cây trái.
Bởi với quả ngọt chính là ý niệm của sự viên mãn, đủ đầy nên loại quả dâng lên bàn thờ thường mang ý nghĩa giàu có, thịnh vượng và sinh sôi, nảy nở.
Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy. Vì vậy nhà dù nghèo hay giàu Tết đến cũng có cành đào (hoặc mai) và một mâm ngũ quả thắp hương gia tiên, trong đó có cả trái sung.
Bước vào cao điểm Tết, siêu thị, tiểu thương vẫn than ế ẩm |
Bùng nổ khuyến mại, giảm giá tại các siêu thị dịp Tết |
Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng cao dịp cận Tết Nguyên đán |