Hoà Phát sắp tăng vốn điều lệ lên gần 64.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long sẽ phát hành thêm hơn 580 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 10% để tăng vốn điều lệ lên gần 64.000 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú muốn xây dựng đường ray có tốc độ lên tới 850 km/h
Hoạt động sản xuất thép của Hoà Phát. Ảnh TTXVN
Hoạt động sản xuất thép của Hoà Phát. Ảnh TTXVN

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu phát hành thêm vào ngày 25/5.

Theo đó, doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long sẽ phát hành thêm hơn 580 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 10%. Tức là, mỗi đông sở hữu 10 cổ phiếu HPG sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Nguồn phát hành được lấy từ thặng dư vốn cổ phần hơn 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 2.600 tỷ. Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng thêm gần 6.000 tỷ, từ mức 58.100 tỷ đồng lên gần 64.000 tỷ đồng. Mức này tương đương gần 6,4 tỷ cổ phiếu HPG lưu hành.

Sau đợt phát hành này, Hòa Phát sẽ là doanh nghiệp có số cổ phiếu lưu hành lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán, chỉ sau VPBank với 7,9 tỷ cổ phiếu.

Ngoài ra, tập đoàn này cũng dự kiến chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 10%. Về quan điểm sử dụng lợi nhuận để phân phối cổ tức, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết Hòa Phát là một trong số ít doanh nghiệp cân đối hài hòa tài chính để trả cổ tức. Đường lối của tập đoàn đến nay cũng không có gì thay đổi.

Theo đó, Hòa Phát ưu tiên đặc biệt cho hoạt động phát triển, phần còn lại chia cho những người góp vốn. Từ năm 2025, Hòa Phát có thể tiếp tục duy trì chia cổ tức bằng tiền mặt.

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long. Ảnh: Hoàng Hà
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long. Ảnh: Hoàng Hà

Năm nay, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đặt mục tiêu doanh thu 140.000 tỷ đồng (tương đương hơn 5,6 tỷ USD), lợi nhuận sau thuế dự kiến 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 47% so với năm 2023. Nếu mục tiêu này hoàn thành, Hòa Phát sẽ đạt mức doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử và lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2022.

Sau khi kết thúc quý I, "ông lớn" ngành thép đã hoàn thành hơn 22% chỉ tiêu doanh thu đề ra và 28% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Hòa Phát đạt gần 202.000 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với đầu năm. Trong đó, tập đoàn ghi nhận giá trị hàng tồn kho tăng đáng kể.

Trong khi đó, số dư tiền và các khoản tương đương tiền không thay đổi nhiều so với đầu năm, đạt trên 12.400 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng có khoản tiền gửi có kỳ hạn trị giá gần 22.300 tỷ đồng, qua đó giúp tập đoàn thu về gần 423 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay quý vừa qua.

Hiện Tập đoàn đang dồn lực triển khai xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, quy mô 5.6 triệu tấn thép HRC/năm. Dự kiến khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát sẽ đạt trên 14 triệu tấn/năm, tương đương Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/5, cổ phiếu HPG giảm nhẹ 0,81%, đứng tại mức giá 30.450 đồng/cổ phiếu.

Chân dung tỷ phú muốn xây dựng đường ray có tốc độ lên tới 850 km/h Chân dung tỷ phú muốn xây dựng đường ray có tốc độ lên tới 850 km/h
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động