Hà Nội chủ động đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân

Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân. Ngành thương mại Thủ đô sẽ có hơn 14.500 điểm bán hàng bình ổn phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đẩy mạnh ưu đãi, ưu tiên hàng Việt Nam phục vụ Tết Nguyên đán 2024 Bước vào cao điểm Tết, các chợ vẫn vắng như “chùa Bà Đanh”, tiểu thương buồn rầu Giáp Tết, hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động
Hà Nội không thiếu hàng hoá phục vụ người dân dịp cao điểm Tết.
Hà Nội không thiếu hàng hoá phục vụ người dân dịp cao điểm Tết.

Nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào

Theo Sở Công Thương thành phố Hà Nội, hiện nguồn cung lương thực - thực phẩm dồi dào, giá cả không có biến động lớn. Các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh bán hàng online, triển khai thanh toán điện tử. Thời điểm hiện tại, giá bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Giáp Thìn, ngành công thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023. Cụ thể, TP Hà Nội dự trữ 58.500 tấn thịt lợn, 292.000 tấn gạo, 19.500 tấn gia cầm, 16.200 tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng, 325.500 tấn rau củ, 16.260 tấn thủy sản, 16.260 tấn thực phẩm chế biến, 1500 tấn bánh kẹo… “Với lượng hàng trị giá lớn như vậy, TP Hà Nội đảm bảo không xẩy ra hiện tượng khan hàng, tăng giá trong thời gian trước, trong và sau Tết”- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp khẳng định.

Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung thông tin, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, hệ thống Co.op Mart đã dự trữ lượng hàng trị giá lên đến 10.000 tỷ đồng. “Năm nay, lượng hàng tại hệ thống siêu thị tăng khoảng 30% so với cùng kỳ và tăng 50% so với ngày bình thường. Dự báo tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, khách hàng tiếp tục thắt chặt chi tiêu, nên siêu thị tập trung dự trữ các mặt hàng thiết yếu, mức giá bán ra luôn ổn định"- bà Dung cho hay.

Tương tự, Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long Nguyễn Minh Tuấn cho biết, ngay từ tháng 7/2023, siêu thị đã làm việc với các đơn vị cung qua đó đảm bảo với nguồn hàng tăng 20% so với năm 2023 với giá cả ổn định.

Là một trong những doanh nghiệp quản lý hệ thống bán lẻ quy mô lớn của TP Hà Nội, Giám đốc Maketing Công ty CP dịch vụ thương mại tổng hợp Wincommerce Nguyễn Minh Anh chia sẻ, thông thường vào thời điểm cuối năm và Tết sức mua trên thị trường sẽ tăng 20% so với các tháng trong năm. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, WinCommerce đã xây dựng, lên phương án cung ứng hàng hóa 2-3 tháng trước Tết. Đồng thời thu mua hàng hóa các tỉnh, địa phương để chuẩn bị cho dịp Tết trong đó chú trọng các mặt hàng trọng tâm như rau củ quả, thịt, trứng, cá... “Hiện nguồn cung lương thực thực phẩm luôn dồi dào, giá cả không biến động lớn”- bà Minh Anh khẳng định.

Trong khi đó, hệ thống siêu thị BRG Mart cũng đã dự trữ hàng hóa, thực phẩm tăng 2,5 lần so với những tháng trong năm, riêng với mặt hàng thực phẩm, đơn vị đã đưa vào hoạt động 3 kho dự trữ hàng tươi sống, đồng thời tổ chức 41 điểm bán hàng Tết trên địa bàn Hà Nội.

Triển khai nhiều nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng nhằm tăng sức mua trên thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

"Hiện nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn, người tiêu dùng thì cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tuy nhiên với sự quảng bá của các thương hiệu sản phẩm, các chương trình kích cầu tiêu dùng do Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố phát động hưởng ứng đã tuyên truyền rất tốt, kích cầu của người dân mua sắm, chi tiêu trong dịp Tết" - bà Phương Lan chia sẻ.

Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, vào thời điểm này lượng khách đến hệ thống siêu thị Co.op Mart mua sắm đã tăng khoảng 20 - 30% so với tháng kinh doanh bình thường, tăng 50% so với ngày thường. Trong đó tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như bánh mứt kẹo, bánh chưng, bánh tét, giò chả, trái cây trưng bày mâm ngũ quả …

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, hệ thống siêu thị Co.op Mart đã dự trữ lượng hàng hóa tăng từ 20 - 50% so với ngày thường, tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng. Trong đó gạo tăng 29%, đường tăng 36%, dầu ăn tăng 39%, thịt gia súc tăng 22%, thịt gia cầm tăng 24%, trứng gia cầm tăng 19%, thực phẩm chế biến tăng 55%, rau củ quả tăng 56%, thủy hải sản đông lạnh tăng 35%. Năm nay, lượng hàng tại hệ thống siêu thị tăng khoảng 30% so với cùng kỳ và tăng 50% so với ngày bình thường. Dự báo tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, khách hàng tiếp tục thắt chặt chi tiêu, nên siêu thị tập trung dự trữ các mặt hàng thiết yếu, mức giá bán ra luôn ổn định.

Đại diện Vincommart nhận định: Tháng cận Tết, nhu cầu mua sắm tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm. Đơn vị đã xây dựng, lên phương án cung ứng hàng hóa 2-3 tháng trước Tết; đồng thời thu mua hàng hóa các tỉnh, địa phương để chuẩn bị cho dịp Tết, chú trọng các mặt hàng trọng tâm như rau củ quả, thịt, trứng, cá... Hiện nguồn cung lương thực thực phẩm luôn dồi dào, giá cả không biến động lớn. Đơn vị sẽ theo dõi diễn biến thị trường để bảo đảm nguồn thực phẩm cũng như bình ổn giá cho người dân dịp Tết.

Triển khai nhiều nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng
Doanh nghiệp triển khai nhiều nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng.

Một số doanh nghiệp như: Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội, BRG Mart, Big C... chia sẻ, lượng dự trữ hàng hóa, thực phẩm tăng 2,5 lần so với những tháng trong năm, các đơn vị kỳ vọng tăng trưởng tăng 20-30%. Hệ thống siêu thị triển khai nhiều chương trình ưu đãi, bình ổn giá, trợ giá bán hàng không lợi nhuận cho người dân. Ưu tiên kiểm soát chặt chẽ đầu vào ATTP, bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng. Hệ thống siêu thị sẽ bán hàng đến 18h30 Tết và mở cửa trở lại vào 8h ngày mùng 3 Tết.

Về phía nhà sản xuất, đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, Tết Nguyên đán 2024, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn cung hàng hóa tăng 20% so với bình thường. Về lượng dự kiến lượng hàng cụ thể cung cấp cho thị trường miền Bắc trong tháng Tết khoảng 4,5 nghìn tấn thịt gà và thịt lợn, trong đó, thị trường Hà Nội chiếm 40%.

Hơn 14.500 điểm bán hàng bình ổn phục vụ Tết

Ngành thương mại Hà Nội sẽ có hơn 14.500 điểm bán hàng bình ổn phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ước tính, tổng giá trị hàng hóa là gần 41.000 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2023. Tại các điểm bán hàng trên địa bàn Hà Nội, lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024 được tăng cường từ 15 đến 50%.

Đến nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7-25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 15-50% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%).

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thông tin, thời điểm hiện tại, giá bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Giá thịt lợn hơi có dao động tăng nhẹ so với tháng trước, giá rau ăn lá và rau trái mùa tăng nhẹ do ảnh hưởng của mưa dài ngày, tuy nhiên nguồn cung vẫn tương đối ổn định, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.

Sức mua yếu, nhiều mặt hàng giảm giá tới 80% dịp cận Tết Sức mua yếu, nhiều mặt hàng giảm giá tới 80% dịp cận Tết
Bộ Công Thương: Dự kiến sức mua dịp Tết Giáp Thìn 2024  tăng trên 10% Bộ Công Thương: Dự kiến sức mua dịp Tết Giáp Thìn 2024 tăng trên 10%
Thu giữ lượng lớn thực phẩm không đảm bảo an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh Thu giữ lượng lớn thực phẩm không đảm bảo an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước và thế giới tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê tăng cao, người dân tích cực tái canh nên nguồn cung cây giống cà phê trở nên khan hiếm.
Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, khối lượng chào thầu vẫn là 16.800 lượng, giá tham chiếu là 82,3 triệu đồng/lượng.
Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Sau phiên đấu thầu vàng đầu tiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng. Các chuyên gia cho rằng cần thêm nhiều phiên đấu thầu vàng và Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh giảm mạnh lượng vàng yêu cầu mua tối thiểu.
Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân đồng loạt kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn.
Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Hiện tại, nhiều chặng bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới đã kín chỗ. Ở những chặng bay còn vé, giá vẫn ở mức cao, thậm chí có thời điểm giá vé máy bay nội địa ngang với giá tour đi nước ngoài.
Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Trước việc tăng giá nóng của thị trường chung cư, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng khó có thể xác định và xử lý.
Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Hàng trăm thửa đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ sẽ đấu giá trong bối cảnh nhà đầu tư quan tâm trở lại với đất nền.
Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê trong nước và thế giới lần lượt xô đổ các kỷ lục giá thiết lập những tuần trước đó. Tại Tây Nguyên, giá cà phê nhân xô sắp cán mốc 130.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Trước phiên đấu giá vàng SJC (sáng 23/4), nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa sẽ tương đối rủi ro.
Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Tính đến 5h30 sáng 22/4, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, vàng nhẫn quay đầu giảm về mốc 76 triệu đồng/lượng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động