Bộ Công Thương: Dự kiến sức mua dịp Tết Giáp Thìn 2024 tăng trên 10%

Dự kiến sức mua Tết năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ.
Siêu thị, doanh nghiệp “tung chiêu” khuyến mại kích cầu mua sắm Tết Dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng hơn 10% Sức mua yếu, nhiều mặt hàng giảm giá tới 80% dịp cận Tết
Bộ Công Thương dự kiến sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương dự kiến sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường ổn định, nguồn cung bảo đảm

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%).

Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.858,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 8,6% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,9%). Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 14,4%; lương thực, thực phẩm tăng 11,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,5%; may mặc tăng 7,1%; riêng phương tiện đi lại (trừ ô tô) giảm 1,4%.

Một số địa phương tăng có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao so với năm trước như: Quảng Ninh tăng 12,2%; Bình Dương tăng 11,4%; Hải Phòng tăng 10,4%; Đồng Nai tăng 9,1%; Cần Thơ tăng 8,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,8%; Hà Nội tăng 7,1%; Đà Nẵng tăng 5,9%...

Nhìn chung, tình hình thị trường trong nước tương đối ổn định, nguồn cung các hàng hóa luôn được bảo đảm. Sức mua trên thị trường đã có sự phục hồi tốt so với năm 2022 và giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Sở Công Thương các địa phương như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng nỗ lực làm việc với nhiều đơn vị, dựa trên các mục tiêu chính: bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mãi, kết nối cung cầu, đặc biệt chú ý liên kết vùng phối hợp tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố.

Đánh giá năm nay tình hình kinh tế khó khăn, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Thủy sản Nghệ An, cho biết doanh nghiệp sẽ tìm đến kênh phân phối trực tiếp ở các khu công nghiệp. “Chúng tôi sẽ có chương trình bán hàng ưu đãi, giảm giá để công nhân nghèo có thể tiếp cận sản phẩm, từ đó gia tăng sức mua”, ông Hùng nói.

Hiện nay, sản phẩm nước mắm Cửa Lò đã được hiện diện tại một số siêu thị ở Lào, Đài Loan, Cộng hòa Séc, Rumani… Vì vây, dịp Tết cổ truyền, doanh nghiệp cũng tranh thủ đẩy mạnh phân phối qua kênh này.

Triển khai nhiều kế hoạch kích cầu tiêu dùng

nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi
Nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi.

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Công Thương, đến nay một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Ninh Thuận... đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024, trong đó giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa chủ động chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, tổ chức các điểm bán hàng cố định, lưu động kết hợp với chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, chương trình bình ổn thị trường để đưa hàng hóa đến tay mọi người dân với giá cả ổn định.

Dự kiến sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, để kích cầu tiêu dùng trong nước, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong tháng cận Tết.

Sở Công Thương các địa phương như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng nỗ lực làm việc với nhiều đơn vị, dựa trên các mục tiêu chính: bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mại, kết nối cung cầu, đặc biệt chú ý liên kết vùng phối hợp tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố.

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết, không để xảy ra tình trang thiếu hàng, sốt giá.

Phối hợp với các đơn vị truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về tình hình giá cả thị trường, các điểm bán hàng bình ổn, tình hình nguồn cung... để tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng.

Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương các địa phương, các Hiệp hội, ngành hàng thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản đã chỉ đạo nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các tỉnh trên địa cả nước.

Bám sát, theo dõi hỗ trực tiếp và gián tiếp hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản của các địa phương, đảm bảo nông sản được lưu thông, tiêu thụ thông suốt không bị ùn ứ. Phối hợp, hỗ trợ các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030”.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, Đề án về phát triển thị trường trong nước như: Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023; Tiếp tục triển khai việc hỗ trợ xây dựng điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP tại một số địa phương theo Chương trình OCOP…

Central Retail tổ chức chương trình "Lễ hội thịt heo", kéo dài từ nay đến hết ngày 24/1/2024, áp dụng đối với khoảng 40 sản phẩm thịt heo tươi chủ lực như: thịt vai heo, thịt đùi heo, thịt ba rọi heo, sườn que đông lạnh nhập khẩu, nạc dăm heo, thịt heo xay; sườn non nướng… với giá bán giảm sâu và các chương trình khuyến mãi cực sốc theo ngày, tạo sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, cho biết: “Khác với chương trình “Thịt heo không lợi nhuận” đã được Central Retail tổ chức trước đây, chương trình Lễ hội thịt heo sẽ được mở rộng ra tất cả sản phẩm thịt heo đang kinh doanh tại siêu thị của Central Retail như: thịt heo tươi, thịt heo đông lạnh, thịt heo nhập khẩu trực tiếp, cắt lát, các món tẩm ướp và các món đã qua chế biến ở khu ẩm thực tự chọn trong siêu thị (khu vực delica) như sườn non nướng, thịt kho, canh khổ qua... Qua đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm mặt hàng thiết yếu là thịt heo, phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc”.

Lễ hội thịt heo sẽ áp dụng 2 dạng khuyến mãi, khuyến mãi thường lên tới 30%; và áp dụng Giá sốc mỗi ngày, áp dụng giảm giá lên tới 40 (trong đó 30% đến từ giảm giá trực tiếp, 10% giảm thẻ thành viên).

Siêu thị, doanh nghiệp “tung chiêu” khuyến mại kích cầu mua sắm Tết Siêu thị, doanh nghiệp “tung chiêu” khuyến mại kích cầu mua sắm Tết
Dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng hơn 10% Dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng hơn 10%
Sức mua yếu, nhiều mặt hàng giảm giá tới 80% dịp cận Tết Sức mua yếu, nhiều mặt hàng giảm giá tới 80% dịp cận Tết
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Trong Quy hoạch Trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, nhưng hiện nay diện tích trồng sầu riêng đã vượt gấp đôi so với định hướng phát triển sầu riêng trong đề án phát triển.
Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng"

Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng"

Nhu cầu mua vàng hiện lên rất cao, các nhà đầu tư cần thận trọng, nên chia nhỏ dòng vốn vào các kênh đầu tư khác để tránh thua lỗ.
Giá xăng được dự báo tăng nhẹ tại kỳ điều hành ngày mai (2/5)

Giá xăng được dự báo tăng nhẹ tại kỳ điều hành ngày mai (2/5)

Theo dự báo, giá xăng trong nước ngày mai (2/5) có thể tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan điều hành chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ.
Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Tại các siêu thị và trung tâm thương mại ở Hà Nội, không khí mua sắm khá nhộn nhịp, với lượng khách mua hàng tăng từ 10 đến 20% dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 vào sáng nay (25/4) đã bị huỷ theo quy định do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Các chuyên gia cho rằng khối lượng tối thiểu đặt thầu cũng như mức giá đặt cọc ở phiên sáng nay rất bất hợp lý.
Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Ngân hàng Nhà nước cho biết có 2 đơn vị bỏ thầu với khối lượng trúng là 3.400 lượng, tức chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu của Ngân hàng Nhà nước.
Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định cho nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng (dự kiến diễn ra vào 10 giờ sáng 22/4).
Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Tại dự thảo Luật đã bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Trước thực trạng chung cư tăng giá bất thường thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội chấn chỉnh, xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư, báo cáo bộ trước ngày 20/4.
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hòa tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động