Giải mã diễn biến “lạ” của giá cà phê

Giá cà phê tại thị trường trong nước ghi nhận chuỗi tăng giá kéo dài. Theo các chuyên gia, giá cà phê có diễn biến “lạ” khi quy luật giá “đi ngược” các năm trước.
Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần? Cà phê bước vào chu kỳ tăng giá mới? Chuyên gia tiết lộ 4 nguyên nhân khiến giá cà phê bật tăng
giá cà phê có diễn biến “lạ” khi quy luật giá “đi ngược” các năm trước.
Giá cà phê có diễn biến “lạ” khi quy luật giá “đi ngược” các năm trước.

Giá cà phê hôm nay 26/5 trong khoảng 114.500 - 116.000 đồng/kg. Tổng kết tuần giá cà phê nội địa thêm trung bình 11.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 114.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 115.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 115.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 116.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 115.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 115.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 115.400 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 115.400 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng 73 USD/tấn, ở mức 3.892 USD/tấn, giao tháng 9/2024 tăng 67 USD/tấn, ở mức 3.806 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 tăng 2,6 cent/lb, ở mức 218,25 cent/lb, giao tháng 9/2024 tăng 2,55 cent/lb, ở mức 217,35 cent/lb.

Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 tăng 374 USD. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 11,65 cent. Giá cà phê nội địa thêm trung bình 11.000 đồng/kg.

Vì sao quy luật giá “đi ngược” các năm trước?

Nông dân thu hoạch cà phê robusta ở Sao Gabriel da Palha, bang Espirito Santo, Brazil. Ảnh: Reuters
Nông dân thu hoạch cà phê robusta ở Sao Gabriel da Palha, bang Espirito Santo, Brazil. Ảnh: Reuters

Thị trường cà phê trong nước lẫn thế giới đang ghi nhận diễn biến “lạ” khi quy luật giá “đi ngược” các năm trước. Thông thường, giai đoạn từ tháng 5 - 8, giá cà phê thường giảm vì Brazil và một số nước vào vụ thu hoạch cà phê, nguồn cung dồi dào.

Tuy nhiên, thị trường thế giới đang lo ngại sản lượng cà phê của Brazil năm nay sẽ kém hơn các dự báo ban đầu. Đồng thời, lượng tồn kho cà phê tại Việt Nam còn rất thấp nhưng nhu cầu xuất khẩu vẫn cao. Những yếu tố cộng hưởng này đang khiến giá cà phê tiếp tục neo cao kéo dài.

Bên cạnh đó, khu vực Tây Nguyên - vùng trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam vừa trải qua đợt khô hạn kỷ lục. Điều này không chỉ khiến sản lượng mùa vụ hiện tại giảm mà còn tác động tiêu cực đến các mùa vụ trong tương lai do cây cà phê vốn không phải là loại chịu hạn tốt, ảnh hưởng đến triển vọng nguồn cung trong năm sau.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đánh giá, cà phê tuần qua diễn biến "lạ". Kỳ vọng Fed sớm cắt giảm lãi suất, mối lo nguồn cung tiếp tục là những nguyên nhân giúp cà phê phục hồi.

Một lý do khác xuất hiện từ giữa tháng 5/2024. Các trở ngại thương mại toàn cầu cùng ập tới một lúc, gây ra tình trạng thiếu container rỗng, đẩy giá cước vận tải biển tăng trung bình khoảng 30% trong những tuần qua và dự kiến còn tăng tiếp.

Các hãng vận tải biển đang phải đối mặt với tình trạng thiếu container rỗng nghiêm trọng do tắc nghẽn kéo dài, các chuyến tàu bị hủy… Rất nhiều lô hàng bị trì hoãn vận chuyển do thiếu hụt container rỗng dẫn đến tình trạng tồn đọng lớn. Đợt tăng cước mới được ấn định vào ngày 1/6 sẽ khiến chi phí vận chuyễn mỗi container tăng thêm 1.000 USD. Đây được dự đoán là yếu tố tiếp tục giúp cà phê tăng hơn nữa.

Trên thị trường, ông Nguyễn Quang Bình nhận định, vị thế kinh doanh vẫn thuận lợi cho đà tăng. Các nhóm đầu cơ đã tranh thủ mua nhiều hơn, nhất là trong phiên kết thúc tuần.

Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt
Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía? Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?
Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng vượt mốc 20.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Giá xăng vượt mốc 20.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Từ 15h chiều nay (10/7), giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại sau hai kỳ điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 vượt mốc 20.000 đồng/lít, trong khi dầu diesel tăng mạnh tới 430 đồng/lít. Đợt điều chỉnh lần này phản ánh rõ tác động từ các biến động địa chính trị và xu hướng tăng của giá dầu thế giới.
Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh giá tiêu trong nước ngày 10/7 tiếp tục giữ vững ở mức cao 140.000 – 142.000 đồng/kg, thị trường quốc tế lại chứng kiến những chuyển động đáng chú ý từ Campuchia khi quốc gia này ghi nhận giá tiêu tăng vọt nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi. Bài viết phân tích toàn cảnh thị trường hồ tiêu hiện nay và triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới.
Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường tài chính trong nước ghi nhận những diễn biến trái chiều: giá vàng miếng SJC tiếp tục leo thang lên mức 121 triệu đồng/lượng – bất chấp đà lao dốc mạnh của giá vàng thế giới, trong khi tỷ giá USD tại ngân hàng và thị trường tự do lại hạ nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng. Những chuyển động này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư cá nhân: nên mua vào, giữ hay bán ra trong bối cảnh biến động khó đoán?
Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu nội địa sáng 9/7 tiếp tục đi ngang trong vùng 140.000 – 142.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa khi giá tiêu Indonesia tăng nhẹ, còn các nước xuất khẩu lớn khác giữ giá ổn định.
Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Giữa bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang suy giảm, ngành rau quả Việt Nam vẫn tìm thấy tín hiệu tích cực nhờ sự trỗi dậy của những "ngôi sao mới" như dừa, xoài, chuối. Trong đó, dừa vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng xuất khẩu rau quả, ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về cả sản lượng lẫn giá bán, trở thành điểm sáng của ngành nửa đầu năm 2025.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu hôm nay (8/7) tại thị trường nội địa tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngược xu hướng giảm của thế giới, tăng mạnh 200 USD/tấn nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường trọng điểm.
Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động