Giá xăng dầu hôm nay 1/8: Tuần thứ 2 tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 1/8 đã khép tuần giao dịch với xu hướng tăng nhẹ. Tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô cũng có tuần thứ 2 tăng giá thứ 2 liên tiếp.
Giá xăng dầu hôm nay 31/7: Lấy lại đà tăng Giá xăng dầu hôm nay 30/7: Giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay 29/7: Dầu Brent mất mốc 74 USD

Giá xăng dầu thế giới

Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 1/8 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 73,81 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 76,39 USD/thùng.

Tuần qua giá dầu tiếp tục được thúc đẩy bởi tâm lý lạc quan của giới đầu tư trước loạt dữ liệu của các nền kinh tế hàng đầu, qua đó củng cố nhu cầu tiêu thụ.

Giá xăng dầu hôm nay 1/8: Tuần thứ 2 tăng giá
Giá xăng dầu hôm nay 1/8: Tuần thứ 2 tăng giá

Đồng thời, giá dầu thô còn được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm. Theo thông tin được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố, dầu tồn kho của nước này đã giảm 4,1 triệu thùng trong tuần tính đến 23/7 do nhập khẩu giảm và sản lượng dầu đi xuống.

Sau thông tin trên, ngân hàng ANZ cũng phát đi nhận định dịch Covid-19 đang ít ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân Mỹ hơn dự báo.

Bên cạnh đó, giá dầu còn được thúc đẩy bởi tâm lý lạc quan của giới đầu tư trước loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ châu Âu. Cụ thể, đó là chỉ số nhập khẩu Đức tháng 6/2021 tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn dự báo; chỉ số lòng tin kinh doanh của Italy tháng 7 tăng lên 115,7 và chỉ số niềm tin tiêu dùng nước này trong tháng 7 lên 116,6, đều cao hơn dự báo.

Đà tăng của giá dầu chỉ bị chặn lại trong các phiên giao dịch ngày 29 và 30/7 khi những dữ liệu tiêu cực về dịch Covid-19 ở Mỹ, Trung Quốc, 2 quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất, được phát đi.

Cùng với dịch bệnh, mốc thời điểm OPEC+ tăng sản lượng thêm 400.000 ngàn thùng/ngày cũng là yếu tố gia tăng áp lực giảm giá đối với dầu thô.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần, khi loạt dữ liệu tăng trưởng kinh tế tích cực từ châu Âu được phát đi cho thấy khu vực kinh tế này đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, giá dầu đã lấy lại đà tăng.

Cụ thể, theo dữ liệu vừa được công bố, GDP quý II của Pháp sơ bộ tăng 0,9%, tốt hơn mức dự báo 0,8%; CPI của Pháp tháng 7 tăng 0,1% so với tháng 6/2021 và 1,2% so với cùng kỳ 2021 và tốt hơn nhiều mức dự báo giảm 0,1% và 1% tương ứng; chỉ số giá nhập khẩu Đức tháng 6/2021 của Đức tăng 12,9%, tốt hơn mức dự báo 12,8%.

Đặc biệt, GDP Tây Ban Nha quý II đã tăng tới 19,8% so với cùng kỳ 2020, tăng 2,8% so với quý I và cao hơn mức dự báo; trong khi GDP quý II của Ý tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 2,7% so với quý I, cao hơn nhiều con số dự báo 15,6% và 1,3% tương ứng.

Nhu cầu dầu thô được kỳ vọng sẽ tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ khi chính phủ và ngân hàng Trung ương một số nước phát tín hiệu sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, thu mua tài sản… để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là tác nhân giúp giá dầu thô phiên giao dịch cuối tuần đi lên.

Giá xăng dầu trong nước

Ngày 27/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5RON92: không cao hơn 20.498 đồng/lít (giảm 112 đồng/lít so với giá hiện hành)

Xăng RON95-III: không cao hơn 21.681 đồng/lít (giảm 102 đồng/lít so với giá hiện hành)

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.375 đồng/lít (giảm 162 đồng/lít so với giá hiện hành);

Dầu hỏa: không cao hơn 15.398 đồng/lít (giảm 105 đồng/lít so với giá hiện hành);

Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.522 đồng/kg (giảm 148 đồng/kg so với giá hiện hành).

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao kiểm soát an toàn thực phẩm với chuỗi sản phẩm động vật

Nâng cao kiểm soát an toàn thực phẩm với chuỗi sản phẩm động vật

Trước những bất cập về an toàn thực phẩm, đặc biệt với các sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường hiện nay, việc kiểm soát chặt chẽ và truy xuất nguồn gốc từ sản xuất đến tiêu thụ của cơ quan chức năng là vô cùng cấp thiết. Đây không chỉ là giải pháp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và ngăn chặn gian lận thương mại.
Giá tiêu tại Đắk Nông giảm nhẹ, thị trường nội địa giữ vững vùng giá cao

Giá tiêu tại Đắk Nông giảm nhẹ, thị trường nội địa giữ vững vùng giá cao

Giá tiêu nội địa sáng 11/7 tiếp tục dao động quanh ngưỡng 140.000 – 142.000 đồng/kg, trong đó Đắk Nông ghi nhận mức giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Trong bối cảnh Mỹ giảm nhập khẩu từ Việt Nam và tăng thu mua từ các đối thủ như Indonesia, thị trường hồ tiêu vẫn cho thấy sự ổn định nhờ lực cầu nội địa vững vàng và giá xuất khẩu duy trì ở mức cao.
Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Sáng 11/7, giá cà phê trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường quốc tế biến động mạnh. Giá robusta lao dốc do nguồn cung toàn cầu dồi dào và tỷ giá bất lợi, trong khi arabica bật tăng vì lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Brazil sau quyết định áp thuế 50% của Mỹ.
Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu không chỉ là câu chuyện của riêng doanh nghiệp, mà là thước đo cho mức độ công bằng và minh bạch của thị trường. Và để làm được điều đó, chính sách pháp lý phải là lá chắn thực sự đủ mạnh.
Giá xăng vượt mốc 20.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Giá xăng vượt mốc 20.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Từ 15h chiều nay (10/7), giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại sau hai kỳ điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 vượt mốc 20.000 đồng/lít, trong khi dầu diesel tăng mạnh tới 430 đồng/lít. Đợt điều chỉnh lần này phản ánh rõ tác động từ các biến động địa chính trị và xu hướng tăng của giá dầu thế giới.
Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh giá tiêu trong nước ngày 10/7 tiếp tục giữ vững ở mức cao 140.000 – 142.000 đồng/kg, thị trường quốc tế lại chứng kiến những chuyển động đáng chú ý từ Campuchia khi quốc gia này ghi nhận giá tiêu tăng vọt nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi. Bài viết phân tích toàn cảnh thị trường hồ tiêu hiện nay và triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới.
Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Trong khi giá cà phê robusta và arabica trên hai sàn London và New York đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 10/7 do áp lực nguồn cung toàn cầu gia tăng, thị trường trong nước lại ghi nhận mức tăng nhẹ. Diễn biến trái chiều này phản ánh những đặc thù riêng của thị trường Việt Nam, nơi xuất khẩu vẫn đang lập kỷ lục bất chấp giá quốc tế suy yếu.
Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường tài chính trong nước ghi nhận những diễn biến trái chiều: giá vàng miếng SJC tiếp tục leo thang lên mức 121 triệu đồng/lượng – bất chấp đà lao dốc mạnh của giá vàng thế giới, trong khi tỷ giá USD tại ngân hàng và thị trường tự do lại hạ nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng. Những chuyển động này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư cá nhân: nên mua vào, giữ hay bán ra trong bối cảnh biến động khó đoán?
Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu nội địa sáng 9/7 tiếp tục đi ngang trong vùng 140.000 – 142.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa khi giá tiêu Indonesia tăng nhẹ, còn các nước xuất khẩu lớn khác giữ giá ổn định.
Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động