Giá tiêu giảm đến 5.000 đồng/kg, đâu là nguyên nhân?
Nếu tiếp tục giữ đà tăng, giá tiêu nội địa có thể cán mốc 160.000 đồng/kg Giá tiêu giảm 1.000 đồng/kg do nhu cầu chậm lại Năm 2024 sẽ là năm tăng trưởng mạnh của ngành hạt tiêu |
Giá tiêu giảm đến 5.000 đồng/kg, đâu là nguyên nhân? |
Cụ thể, đó,giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 150.500 đồng/kg giảm 4.500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 148.000 đồng/kg giảm 5.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm mạnh 4.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia ở mức đạt 7.589 USD/tấn giảm 0,04%, giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.154USD/tấn, giảm 0,04%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 7.000 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở mức 6.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l ở mức 7.100 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 10.150 USD/tấn.
Giá tiêu giảm do nhu cầu từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU và châu Á chậm lại
Lượng hàng tồn kho của Việt Nam còn khoảng 30%, tương đương 50.000 - 55.000 tấn. |
Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Indonesia trong 7 tháng qua là 4.869 USD/tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng giá khá khiêm tốn so với các quốc gia sản xuất hàng đầu khác và mặt bằng chung của thị trường quốc tế trong thời gian qua.
Các thị trường xuất khẩu tiêu chủ yếu của Indonesia là Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ…
Trong đó, Việt Nam hiện là khách hàng lớn thứ hai của ngành tiêu nước này với lượng nhập khẩu đạt 4.492 tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023, chiếm gần 20% trong tổng xuất khẩu tiêu của Indonesia.
Vụ thu hoạch của Indonesia năm 2024 được dự kiến diễn ra vào tháng 8 (chậm hơn mọi năm là từ tháng 7) nhưng sản lượng cũng không khả quan.
Hiện một số khu vực sản xuất chính đã hoàn tất thu hoạch và các nhà sản xuất đã bán ra một lượng hàng lớn. Do đó, giá tiêu tại Indonesia liên tục điều chỉnh tăng lên trong những tuần gần đây và hầu hết các nhà xuất khẩu đang hạn chế chào hàng.
Tại Việt Nam, giá tiêu tại thị trường nội địa điều chỉnh giảm do nhu cầu từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU và châu Á chậm lại. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục mua hàng, nhưng với số lượng nhỏ.
Chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết ngành Hồ tiêu vừa qua, ông Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk - Simexco, cho biết, lượng hàng tồn kho của Việt Nam còn khoảng 30%, tương đương 50.000 - 55.000 tấn.
Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay các thị trường mua hàng truyền thống của Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn tiêu. Điều này đồng nghĩa rằng họ cũng không vội mua thêm hàng và đang đợi.
Do đó, ông Huy cho rằng, mặc dù tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn tiếp diễn, nhưng giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm.