Giá tiêu đi ngang, thị trường trong nước trầm lắng
![]() |
Ngày 25/5, giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước không có biến động so với ngày hôm qua. |
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu tại Đắk Lắk và Đắk Nông giữ ở mức 146.500 đồng/kg, trong khi Gia Lai duy trì mức 146.000 đồng/kg.
Ở khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu tại các tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước đều không thay đổi, hiện cùng ở mức 146.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu tiếp tục đi ngang theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cập nhật ngày 24/5 (giờ địa phương):
Indonesia: Tiêu đen Lampung đạt 7.432 USD/tấn, tiêu trắng Muntok 10.134 USD/tấn.
Brazil: Tiêu đen ASTA 570 ổn định ở mức 6.650 USD/tấn.
Malaysia: Tiêu đen ASTA giữ ở mức 9.150 USD/tấn, tiêu trắng ASTA 11.850 USD/tấn.
Việt Nam: Tiêu đen loại 500gr/l đạt 6.700 USD/tấn, loại 550gr/l 6.800 USD/tấn; tiêu trắng đạt 9.700 USD/tấn.
Mặc dù giá giữ ổn định, nhưng thị trường hồ tiêu trong nước đang rơi vào trạng thái trầm lắng. Sức mua yếu, tâm lý thận trọng của người trồng tiêu khiến áp lực giảm giá ngày càng rõ rệt. Giá bán hiện tại chưa đủ hấp dẫn để người dân tiếp tục đầu tư, trong khi chi phí sản xuất vẫn cao. Nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như sầu riêng hoặc bơ. Việc mở rộng diện tích trồng tiêu cũng gặp khó khăn do quỹ đất canh tác ngày càng thu hẹp.
Hoạt động giao dịch trên thị trường nhìn chung khá ít, từ nông dân đến đại lý và doanh nghiệp xuất khẩu đều tạm dừng bán ra. Một số nhà vườn và thương lái có xu hướng găm hàng, chờ giá tăng trở lại để bán ra vào thời điểm thuận lợi hơn.
Tín hiệu tích cực đã xuất hiện tại một số thị trường tiêu thụ lớn
![]() |
Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận dấu hiệu phục hồi rõ rệt tại thị trường trong nước. |
Theo báo cáo từ Ptexim, tín hiệu tích cực đã xuất hiện tại một số thị trường tiêu thụ lớn như châu Âu, châu Á và Mỹ, trong đó Trung Quốc – một trong những khách hàng quan trọng – đã bắt đầu tăng cường nhập khẩu trở lại. Tuy vậy, giới chuyên gia vẫn cảnh báo rằng giá tiêu hiện vẫn đang ở mức cao, gây áp lực tài chính lên cả bên mua lẫn bên bán trong bối cảnh giá cả có thể biến động bất thường.
Trước những rủi ro đó, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã chuyển hướng sang hình thức giao hàng nhỏ, nhanh, thay vì ký kết các hợp đồng lớn nhằm hạn chế rủi ro tài chính.
Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận dấu hiệu phục hồi rõ rệt tại thị trường trong nước. Sức tiêu thụ yếu, trong khi các thương lái vẫn mang tâm lý chờ giá lên mới mua vào.
Mặc dù vụ thu hoạch trong nước đã kết thúc, nhưng vẫn chưa có số liệu chính thức về sản lượng năm nay. Dự báo cho thấy sản lượng hồ tiêu có thể tiếp tục giảm do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài trong các tháng đầu năm 2025, đặc biệt tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Giá tiêu hiện tại đang quay về mức trước thời điểm bước vào vụ thu hoạch, phản ánh sức mua yếu trên cả thị trường nội địa lẫn quốc tế.
Bên cạnh đó, tình hình thương mại toàn cầu đang diễn biến phức tạp khi Mỹ tiếp tục mở rộng các chính sách thuế quan đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước bối cảnh này, các doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu được khuyến cáo cần chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng, tích cực tìm kiếm và mở rộng hợp tác với các thị trường tiềm năng để đa dạng hóa nguồn khách hàng và giảm phụ thuộc vào những thị trường truyền thống.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thị trường cà phê nội địa tiếp tục giảm theo xu hướng thế giới

Thị trường thời trang nam: Cơ hội từ sự thay đổi thói quen tiêu dùng

Giá vải tại vườn tăng mạnh – Nông dân phấn khởi

Giá heo hơi duy trì ổn định, miền Nam tiếp tục dẫn đầu lợi nhuận

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm nhái nhãn hiệu nổi tiếng và giả mạo xuất xứ

Apple xả hàng lớn tại Việt Nam, iPhone 13 giá chỉ từ 11,5 triệu đồng

Giá vàng thế giới giảm mạnh, nhưng xu hướng dài hạn vẫn lạc quan

Giá heo hơi giảm nhẹ 1.000 đồng tại miền Bắc

Nguồn cung tăng mạnh, giá cà phê thế giới đồng loạt lao dốc
