Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng
Thị trường tiêu nội địa giằng co, giá quốc tế có xu hướng nhích nhẹ Giá tiêu trong nước chững lại, thị trường thiếu động lực bứt phá Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu |
![]() |
Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng. |
Cụ thể, tại Tây Nguyên, giá thu mua tại Đắk Lắk và Đắk Nông đạt mức cao nhất 153.000 đồng/kg, trong khi Gia Lai thấp nhất với 150.000 đồng/kg. Ở Đông Nam Bộ, giá tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước giữ ở mức 151.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu biến động trái chiều. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Indonesia tăng 0,3%, lên 7.379 USD/tấn; tiêu Brazil loại ASTA 570 giảm 150 USD, còn 6.800 USD/tấn. Giá tiêu đen Malaysia giữ ở mức 9.200 USD/tấn; tại Việt Nam, loại 500 g/l và 550 g/l dao động 6.700 – 6.800 USD/tấn.
Tiêu trắng Muntok (Indonesia) tăng 0,3% lên 10.062 USD/tấn. Trong khi đó, tiêu trắng Việt Nam và Malaysia ASTA đi ngang ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.
Giá tiêu đang có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh 160.000 đồng/kg. Hiện dao động quanh mức 150.000 đồng/kg, và nếu mốc này bị phá vỡ, thị trường có thể giảm sâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu do khó khăn tài chính từ cả phía xuất khẩu và nhập khẩu, đặc biệt trong quý II và các tháng tới.
Tuy vậy, cung – cầu toàn cầu vẫn là yếu tố hỗ trợ giá. Nguồn cung hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu, giúp giá không giảm quá mạnh trong trung và dài hạn.
![]() |
Giá tiêu sẽ chỉ dao động nhẹ trong ngưỡng 150.000 - 152.000 đồng/kg trong ngắn hạn. |
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện sức mua nội địa còn yếu, cùng với tâm lý "găm hàng" của nông dân và sự thận trọng của thương lái khiến giá trong nước chưa thể bật tăng rõ rệt. Một số dự báo cho rằng giá sẽ chỉ dao động nhẹ trong ngưỡng 150.000 - 152.000 đồng/kg trong ngắn hạn, nhưng triển vọng phục hồi trung và dài hạn vẫn có những dấu hiệu tích cực.
Đáng chú ý, Trung Quốc - thị trường từng chững lại đã bắt đầu mua trở lại dù khối lượng còn hạn chế. Theo dự báo xuất khẩu hạt tiêu trong quý II và trong thời gian tới sẽ có nhiều khó khăn do các nhà xuất khẩu và nhập khẩu bị áp lực về tài chính.
Dự báo từ nay đến cuối năm, yếu tố cung - cầu sẽ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong việc điều tiết thị trường. Thực tế, nguồn cung hồ tiêu toàn cầu vẫn đang thiếu hụt, đây hy vọng sẽ là tín hiệu tích cực giúp giá tiêu có thể không bị giảm xuống thấp trong trung và dài hạn.
Trong những diễn biến liên quan đến các đối thủ cạnh tranh với tiêu Việt Nam, Indonesia đang nỗ lực củng cố vị thế ngành hàng tiêu của mình với tư cách là nhà sản xuất gia vị hàng đầu thế giới, chính phủ nước này không ngừng thúc đẩy việc phát triển có định hướng các loại cây trồng chủ lực như tiêu. Năm 2025, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã xác định cây tiêu là trọng tâm chính trong chương trình phát triển vùng trồng gia vị.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung

Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Sản xuất xe máy tăng nhẹ giữa lúc thị trường ảm đạm

Nguồn cung ô tô dồi dào, người tiêu dùng hưởng lợi với loạt ưu đãi hấp dẫn

Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Vàng giảm sâu nhất 3 năm, thị trường chờ động thái từ Fed

Giá cà phê giảm sâu trên cả hai sàn, thị trường nội địa chạm đáy một tháng
