Giá tiêu ổn định ở mức cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm
Giá hồ tiêu sẽ thủng mốc 150.000 đồng/kg? Giá tiêu trong nước đi ngang, giao dịch thận trọng Hồ tiêu đứng giá, chuyên gia khuyến cáo nên bán hay giữ? |
![]() |
Giá tiêu tiếp tục duy trì ổn định ở mức 151.000 – 152.000 đồng/kg. |
Tại khu vực Tây Nguyên, cụ thể tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, giá tiêu hiện đang được thu mua phổ biến ở mức 151.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá tiêu tại khu vực Đông Nam Bộ có phần cao hơn, với mức giá thu mua tiêu đen dao động từ 151.500 đồng/kg tại Bình Phước đến 152.000 đồng/kg tại hai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
Ở thị trường quốc tế, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vừa niêm yết giá tiêu đen Indonesia ở mức 7.238 USD/tấn, giảm 1,16% (tương đương 85 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước đó.
Mặc dù vậy, giá tiêu tại các quốc gia khác nhìn chung vẫn ổn định. Tiêu Malaysia hiện có giá cao nhất ở mức 9.200 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen Brazil loại ASTA 570 đứng ở mức thấp hơn, 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam dao động trong khoảng 6.700 - 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l.
Nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường quốc tế sẽ thúc đẩy giá hồ tiêu trong nước và xuất khẩu tăng
![]() |
Tính đến hết tháng 4/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 510,6 triệu USD, tuy nhiên lượng xuất khẩu giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2024. |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia tăng nhẹ 0,45% (tương đương 45 USD/tấn), đạt mức 9.963 USD/tấn. Tuy nhiên, giá tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia ASTA tiếp tục đi ngang ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.
Nhận định về tình hình thị trường, ông Hoàng Phước Bính, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, cho biết nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường quốc tế sẽ thúc đẩy giá hồ tiêu trong nước và xuất khẩu tăng.
Dữ liệu mới nhất cho thấy, tính đến hết tháng 4/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 510,6 triệu USD, tuy nhiên lượng xuất khẩu giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2024. Ông Bính giải thích rằng lượng xuất khẩu giảm không phải do nhu cầu giảm, mà do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu, nhất là khi giá hồ tiêu trong nước chưa đạt kỳ vọng của người nông dân, khiến họ hạn chế bán ra. Do đó, doanh nghiệp chỉ mua với số lượng thấp và cũng giữ lại một phần nguyên liệu chưa xuất bán.
Với tình hình hiện tại, dù giá tiêu chưa có đột biến lớn, nhưng sự biến động của thị trường và những khó khăn trong chuỗi cung ứng nguyên liệu đang tạo ra những yếu tố tác động quan trọng đến giá tiêu trong thời gian tới.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá cà phê thế giới giảm mạnh, thị trường nội địa hạ nhiệt

iPhone giảm giá kỷ lục tại Việt Nam

Giá heo hơi đồng loạt tăng, miền Nam dẫn đầu xu hướng

Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?

Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge: Smartphone AI siêu mỏng, giá từ 29,99 triệu đồng

Vàng rớt 3%, người mua đỉnh lỗ hơn 6 triệu đồng mỗi lượng

Sơn La: Nhãn chín sớm bội thu, nông dân lãi lớn

Giá heo hơi tăng nhẹ, nông dân vẫn dè chừng trước rủi ro

Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng
