Giá tiêu trong nước giảm nhẹ, xuất khẩu vượt 10.500 tấn trong nửa đầu tháng 5
Giá tiêu trong nước chững lại, thị trường thiếu động lực bứt phá Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng |
![]() |
Giá tiêu trong nước giảm nhẹ. |
Cụ thể, tại hai tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu được điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, hiện ở mức 152.000 đồng/kg. Trong khi đó, các địa phương khác giữ giá ổn định.
Tại khu vực Đông Nam Bộ gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước, giá tiêu đồng loạt neo ở mức 151.000 đồng/kg. Riêng tại Gia Lai, tiêu tiếp tục được thu mua với mức thấp nhất trong cả nước, đạt 150.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu không có nhiều biến động. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Malaysia ở mức 9.200 USD/tấn, tiêu đen Indonesia đạt 7.379 USD/tấn, trong khi tiêu đen Brazil loại ASTA 570 được giao dịch ở mức 6.650 USD/tấn.
Đối với thị trường Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu tiếp tục được chào bán trong khoảng 6.700 – 6.800 USD/tấn, áp dụng cho các loại 500 g/l và 550 g/l. Ở phân khúc tiêu trắng, tiêu Muntok của Indonesia giữ giá 10.062 USD/tấn. Còn tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia loại ASTA lần lượt giữ ổn định ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.
Trung Quốc tăng mua trở lại
![]() |
Sản lượng tiêu trong nước đang có xu hướng suy giảm. |
Theo thống kê, trong 15 ngày đầu tháng 5/2025, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 10.500 tấn hồ tiêu, thu về khoảng 74,6 triệu USD. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ lớn nhất với khối lượng lần lượt đạt 2.521 tấn và 1.073 tấn. Đáng chú ý, Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu phục hồi nhập khẩu khi lượng mua trong tháng 4 đạt 1.337 tấn, tăng 161,6% so với tháng 3.
Về phía doanh nghiệp, các đơn vị dẫn đầu xuất khẩu trong nửa đầu tháng 5 gồm Olam Việt Nam (1.277 tấn), Phúc Sinh (1.105 tấn) và Nedspice Việt Nam (927 tấn).
Ở chiều ngược lại, cùng kỳ, Việt Nam cũng nhập khẩu hơn 3.000 tấn hồ tiêu, tương đương 20,3 triệu USD. Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn bao gồm Olam Việt Nam, Nedspice Việt Nam và Trân Châu. Nguồn cung chủ yếu đến từ Brazil (1.364 tấn), Campuchia (1.163 tấn) và Indonesia (390 tấn).
Mặc dù Việt Nam vẫn chiếm khoảng 40% sản lượng và gần 55% kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu, tuy nhiên, sản lượng trong nước đang có xu hướng suy giảm. Diện tích trồng hồ tiêu đã giảm mạnh từ 151.900 ha vào năm 2017 xuống còn khoảng 110.500 ha vào cuối năm 2024. Phần lớn diện tích được chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như sầu riêng.
Diện tích canh tác suy giảm khiến ngành hồ tiêu Việt Nam đối mặt với nguy cơ mất dần vị thế dẫn đầu trên thị trường thế giới, trong bối cảnh áp lực cạnh tranh từ các quốc gia như Brazil ngày càng gia tăng.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá cà phê thế giới giằng co, trong nước quay đầu giảm mạnh

Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng cao, thị trường rộng mở

Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc

Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung
