Giá tiêu có thể vượt 160.000 đồng/kg trước khi bước vào vụ thu hoạch mới
Giá tiêu bất ngờ tăng trở lại, cao nhất 2.000 đồng/kg Tại sao giá tiêu hôm nay tăng giảm trái chiều ở một số vùng trồng? Tại sao Trung Quốc tiếp tục hạn chế thu mua hạt tiêu từ Việt Nam? |
Giá tiêu hôm nay tăng giảm trái chiều. |
Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 151.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 150.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ở mức 151.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 150.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức 149.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia ở mức đạt 7.715USD/tấn, giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.305 USD/tấn .
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.900 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.200 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở mức 6.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l ở mức 7.100 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 10.150 USD/tấn...
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang hầu hết thị trường tăng trưởng mạnh
Năm 2024 sẽ là năm tăng trưởng mạnh của ngành hạt tiêu. |
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang hầu hết thị trường tiêu thụ chính đều tăng trưởng mạnh ở mức hai con số, ngoại trừ thị trường Trung Quốc.
Số liệu của VPSA cho biết, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay chỉ đạt 8.388 tấn, trị giá 23,5 triệu USD, giảm mạnh 84,4% về lượng và 80,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị phần của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam theo đó giảm xuống còn 4,6% so với mức 28,6% của cùng kỳ. Với kết quả này, Trung Quốc hiện chỉ đứng thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng đầu năm, rớt 4 bậc so với vị trí số một của năm 2023.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn dự báo, nhu cầu chi tiêu của người dân thắt chặt và lượng hàng tồn vẫn còn đủ dùng là một trong các yếu tố khiến Trung Quốc tiếp tục hạn chế thu mua hạt tiêu từ Việt Nam. Ngoài ra, giá tiêu tại thị trường nội địa Trung Quốc thấp hơn giá tại Việt Nam cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm kể trên.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh nhận định, năm 2024 sẽ là năm tăng trưởng mạnh của ngành hạt tiêu, với dự báo giá loại gia vị này sẽ liên tục tăng bởi nguồn cung trong nước cũng như trên toàn cầu hạn chế. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hàng chục năm xuất khẩu và chứng kiến những thăng trầm ngành hạt tiêu, Chủ tịch Phúc Sinh rút ra bài học: “Không nên nhìn thị trường tăng trưởng, giá cao mà tìm mọi cách tăng mạnh sản lượng để cung vượt cầu. Cái quan trọng là doanh nghiệp, người dân cùng nhau hợp tác đầu tư bền vững mới mong tăng trưởng lâu dài”.
Chuyên gia nhận định, giá tiêu có thể vượt lên mức trên 160.000 đồng/kg trước khi bước vào vụ thu hoạch ở Việt Nam. Một trong những nguyên chính thúc đẩy giá tiêu tăng trong thời gian qua là do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới.
Giá tiêu liên tục tăng do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao |
Nếu tiếp tục giữ đà tăng, giá tiêu nội địa có thể cán mốc 160.000 đồng/kg |
Giá tiêu giảm 1.000 đồng/kg do nhu cầu chậm lại |