Giá thịt heo tăng "chóng mặt", liệu có thể lên ngưỡng 100.000 đồng/kg?

Dịch bệnh đã đẩy giá heo hơi lên ngưỡng 80.000 đồng/kg, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Liệu giá heo hơi có lên trên 100.000 đồng/kg như giữa năm 2020?
Nguồn cung suy giảm khiến giá thịt heo tăng cao nhất 4 năm Giá thịt heo tăng đột biến trước Tết trong bối cảnh nguồn cung hạn chế Thiếu hụt nguồn cung thịt heo chỉ là hiện tượng cục bộ

Giá thịt heo tại chợ truyền thống leo thang

Giá thịt heo tăng "chóng mặt", liệu có thể lên ngưỡng 100.000 đồng/kg?
Giá heo hơi trong nước tăng cao sẽ khiến tình trạng thẩm lậu từ các nước khác vào Việt Nam dẫn đến tình trạng dịch bệnh tiếp tục lây truyền.

Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá thịt heo tại các chợ tăng "chóng mặt". Theo khảo sát, đến thời điểm này, giá thịt lợn tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM, giá thịt heo dao động từ 140.000 -240.000 đồng/kg, với ba chỉ rút sườn, nạc nọng và sườn non đều vượt ngưỡng 200.000 đồng/kg. Những sản phẩm cao cấp của các thương hiệu lớn thậm chí cán mốc 260.000 đồng/kg.

Còn giá thịt heo tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội dao động từ 130.000 đến 160.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thịt heo tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị dao động từ 170.000 đến 200.000 đồng/kg.

Trong khi, giá thịt heo thương phẩm tại các chợ tăng thì giá thịt heo mát Meat Deli từ trang web winmart.vn duy trì ổn định trong khoảng 109.520 - 165.522 đồng/kg. Hiện tại, các sản phẩm thịt heo tại WinMart tiếp tục được giảm giá 20% theo chương trình ưu đãi dành cho hội viên. Trong đó, thịt ba chỉ đang có giá bán cao nhất với mức 165.522 đồng/kg, thịt nạc đùi có giá 109.520 đồng/kg, thấp nhất trong các sản phẩm được khảo sát.

Ông Nguyễn Văn Trọng – nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, nguyên nhân do dịch bệnh xảy ra đối với đàn heo hơi thời điểm trước Tết. Theo đó, các hộ chăn nuôi đối diện không chỉ với dịch tả heo châu Phi mà còn nhiều dịch bệnh khác. Do đó, hao hụt đàn cũng nhiều. Dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi cũng không thể tái đàn ngay được vì còn phụ thuộc vào đàn nái và theo thông thường, phải mất 12-18 tháng mới có heo thương phẩm ra thị trường.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hết năm 2024, tổng đàn lợn cả nước đạt hơn 31 triệu con, tăng 3,3% so với năm 2023, trong đó có hơn 4 triệu lợn con chưa tách mẹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây chỉ là con số các địa phương báo cáo lên và con số này gần như là lý thuyết, mỗi năm tăng bao nhiêu phần trăm, nhưng thực tế con số này không được như vậy.

Bên cạnh đó, năm nay, ra ngoài Tết Nguyên đán, lễ hội tương đối nhiều dẫn đến nhu cầu tăng lên. Một lý do khác nữa đó là một số cơ sở chăn nuôi giảm sau khi bị chi phối bởi Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 và có lộ trình triển khai thực hiện trong 5 năm.

Theo đó, từ ngày 1/1/2025 nếu các cơ sở chăn nuôi không theo đúng quy định của Luật Chăn nuôi sẽ chịu xử phạt rất nặng theo Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 1/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. Cụ thể, sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định đối với trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ; sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi đối với trang trại quy mô lớn.

Do đó, nhiều cơ sở chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị, trong khu dân cư phải chuyển ra ngoài khu dân cư hoặc thay đổi ngành nghề của họ. Ví dụ như Đồng Nai, có khoảng 3.000 cơ sở phải chuyển ra ngoài khu dân cư. Đàn chăn nuôi giảm và sẽ ảnh hưởng đến số lượng heo hơi. Số lượng nguồn cung trong chăn nuôi nông hộ giảm dần. Nhưng tại các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi lớn vẫn duy trì kế hoạch chăn nuôi dài hạn. Do đó, nếu chúng ta không kiểm soát dịch bệnh tốt thì heo hơi sẽ còn thiếu hụt và dẫn đến tăng giá.

Tuy nhiên, vấn đề lo ngại nhất là hiện nay giá heo hơi tại các quốc gia láng giềng đang thấp. Ví dụ như Trung Quốc, Thái Lan,… giá heo hơi hiện đang ở mức dưới 60.000 đồng/kg. Giá heo hơi trong nước tăng cao sẽ khiến tình trạng thẩm lậu từ các nước khác vào Việt Nam dẫn đến tình trạng dịch bệnh tiếp tục lây truyền.

Giá heo hơi có thể tiếp tục tăng do nguồn cung thiếu hụt

Giá thịt heo tăng "chóng mặt", liệu có thể lên ngưỡng 100.000 đồng/kg?
Nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng rất có thể giá heo hơi sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung thiếu hụt.

Ông Nguyễn Văn Trọng – nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng dự báo đưa ra là khá khó vì phụ thuộc vào vấn đề dịch bệnh. Bởi hiện đang là mùa dịch bệnh phát triển do độ ẩm cao, nếu chăn nuôi an toàn sinh học không tốt thì nguy cơ dịch bệnh xảy ra là rất lớn. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt thì giá heo hơi sẽ hạ, nhưng nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng rất có thể giá heo hơi sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung thiếu hụt. Nhưng mức giá lên tới trên 100.000 đồng/kg như tại tháng 5/2020 thì khó có thể xảy ra.

Bởi một số sản phẩm thực phẩm khác như cá, thịt vịt, thịt gà,… hiện đang khá thấp. Do đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn chứ không nhất thiết là phải sử dụng thịt heo để chịu mức giá cao. Do đó, mặc dù giá heo hơi tăng, giá heo móc hàm và giá thịt heo ngoài chợ tăng nhưng sức mua không tăng.

Giá heo hơi đắt, nhiều tiểu thương không dám buôn nhiều. Nếu trước đây họ bán 2 con thì nay giảm xuống 1 con, bởi đầu vào đắt, đầu ra khó bán, giá tăng cao người tiêu dùng sẽ không mua. Trong bối cảnh đồng vốn bỏ ra nhiều, nếu thịt heo bán không hết trong buổi sáng (hay buổi chiều) và phải bán rẻ lại cho các hàng cơm thì buổi đi chợ đó các tiểu thương lỗ vốn.

"Có một thực tế là hiện nay chăn nuôi của chúng ta vẫn chưa theo chuỗi. Người nuôi cứ nuôi, người lưu thông phân phối cứ lưu thông phân phối, người tiêu dùng cứ tiêu dùng. Nếu làm theo chuỗi, chúng ta sẽ hài hòa lợi nhuận được giữa các khâu từ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng. Hiện, các hộ chăn nuôi heo không còn nhiều. Với mức giá 75.000 - 80.000 đồng/kg như hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi thắng lớn, bởi giá thành của các doanh nghiệp chăn nuôi heo hơi theo chuỗi chỉ vào khoảng 52.000 đồng/kg", ông Trọng nhận định.

Theo ông Trọng, giá heo hơi trong nước hiện đang chênh lệch khá nhiều với một số nước trong khu vực nên rất có thể xảy ra tình trạng thương lái nhập lậu heo vì lợi nhuận cao, nhất là ở một số nơi có tuyến đường biên giới. Do đó, các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình trạng nhập lậu heo nhập lậu để tránh dịch bệnh đe dọa chăn nuôi trong nước.

Công tác này phải được triển khai thường xuyên, liên tục. Các địa phương phải có vai trò chính, có trách nhiệm chính, không chờ bộ, không chờ Chính phủ mà phải chủ động trong phòng chống buôn lậu động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn. Nếu chính quyền địa phương không vào cuộc thì không bao giờ kiểm soát được.

Miễn học phí từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước Miễn học phí từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước
Sắc đỏ lại bao phủ thị trường cà phê Sắc đỏ lại bao phủ thị trường cà phê
Nguồn cung thiếu hụt đẩy giá heo hơi liên tục tăng Nguồn cung thiếu hụt đẩy giá heo hơi liên tục tăng
Giá tiêu lại đồng loạt giảm Giá tiêu lại đồng loạt giảm
Vì sao người ta hay dùng bạc để cạo gió khi bị cảm? Vì sao người ta hay dùng bạc để cạo gió khi bị cảm?
Mai Hương

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê hôm nay 6/7 tại Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 95.800 – 96.400 đồng/kg, trong khi giá cà phê Robusta thế giới đang thấp hơn. Việc giá nội địa cao hơn thế giới khiến xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do không khớp được giá.
Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu trong nước quay đầu giảm, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu sáng nay tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các vùng sản xuất trọng điểm, đưa thị trường trong nước về ngưỡng 139.000 – 144.000 đồng/kg. Diễn biến này được cho là kết quả của hoạt động chốt lời sau chuỗi tăng kéo dài, trong khi giới chuyên gia nhận định xu hướng giảm chỉ mang tính tạm thời.
Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiến sát 96.000 đồng/kg

Sáng 5/7, giá cà phê Robusta nội địa tiếp tục tăng nhẹ, dao động từ 95.500 – 95.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá Arabica quốc tế đứng yên do sàn New York nghỉ lễ.
Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô nửa đầu năm 2025 tăng trưởng nhẹ

Thị trường ô tô trong nước và toàn cầu tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những tác động từ lạm phát, chi phí tiêu dùng và thay đổi trong hành vi người mua. Tại Việt Nam, doanh số tiếp tục duy trì quanh mức 30.000 xe/tháng.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động