Giá cao su hôm nay 5/7: Xu hướng đi xuống

Giá cao su hôm nay 5/7, giá cao su tự nhiên có chiều hướng đi xuống do thị trường lo ngại nhu cầu lốp xe giảm khi sản lượng ô tô Trung Quốc giảm bởi thiếu chip.
Giá cao su hôm nay 4/7: Thị trường Nhật Bản có một tuần sắc đỏ Giá cao su hôm nay 3/7: Tiếp tục trượt dốc Giá cao su hôm nay 2/7: Sàn Trung Quốc tăng nhẹ trở lại

Giá cao su thế giới

Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 223,0 Yen/kg, giảm 0,5 Yen với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 223,5 Yen/kg, giảm 0,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 221,8, giảm 0,9 Yen so với phiên giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 12.545 Nhân dân tệ/tấn, tăng 40 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Giá cao su hôm nay 5/7: Xu hướng đi xuống
Giá cao su hôm nay 5/7 có xu hướng đi xuống

Trong thời gian giữa tháng 6, giá cao su tự nhiên có chiều hướng đi xuống do thị trường lo ngại nhu cầu lốp xe giảm khi sản lượng ô tô Trung Quốc giảm bởi thiếu chip.

Song song đó, đợt bùng phát dịch tại nhiều công ty sản xuất bán dẫn quan trọng ở Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của ngành ô tô, cũng như các ngành công nghệ.

Ngoài ra, đợt bùng phát dịch bệnh tại một trong những cảng biển lớn nhất thế giới ở miền Nam Trung Quốc, gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu, cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cao su đi xuống.

Trong báo cáo tháng 5/2021, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 đạt 13,8 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2020, điều chỉnh tăng 0,1% so với mức dự báo trong báo cáo tháng 4/2021.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên năm 2021 dự báo đạt 13,7 triệu tấn, tăng 6,7% so với năm 2020, điều chỉnh tăng 0,9% so với mức dự báo của tháng 4/2021.

ANRPC nâng dự báo triển vọng cao su toàn cầu so với dự báo trước đó khi kinh tế một số quốc gia bắt đầu hồi phục. Giá dầu thế giới tăng tuần thứ 4 liên tiếp chủ yếu nhờ kỳ vọng nhu cầu năng lượng.

Giá cao su trong nước

Theo khảo sát, giá cao su hôm nay ở Bình Phước dao động trong khoảng 333 - 378 đồng/độ đồng/độ mủ.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 350 đồng/độ mủ.

Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu tháng 6 cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại, tăng so với mức 13.000-14.000 đồng/kg cùng kỳ năm trước.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Tài chính Đài Loan cho biết trong 5 tháng đầu năm 2021, thị trường Đài Loan nhập khẩu 117.760 tấn cao su (mã HS 4001,4002,4003,4005), trị giá gần 262 triệu USD, tăng hơn 10% về lượng và tăng 27,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Indonesia và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 5 cho thị trường Đài Loan với 11.950 tấn, trị giá 23,59 triệu USD, tăng 78% về lượng và tăng hơn 132% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của thị trường Đài Loan chiếm 10,2%, tăng so với mức 6,3% của 5 tháng đầu năm 2020.

T.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Trên cơ sở diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới và thực hiện Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2%, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động