Doanh nghiệp thu mua hồ tiêu hạn chế giao dịch trước kỳ nghỉ lễ
Chuyên gia lạc quan dự đoán chu kỳ tăng giá của hồ tiêu còn kéo dài Dự báo chu kỳ tăng giá tiêu sẽ tiếp tục kéo dài Giá tiêu tăng cao: Nhóm nào hưởng lợi và nhóm nào chịu thiệt? |
Giá tiêu hôm nay (30/8) đồng loạt chững lại ở các vùng trọng điểm. |
Cụ thể, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 142.000 -143.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk là 143.500 đồng/kg.
Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 143.500 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua.
Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 143.000 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua.
Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 143.000 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay duy trì đà đi ngang với ngày hôm qua.
Cụ thể, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 142.000 đồng/kg chững lại so với ngày hôm qua.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 142.000 đồng/kg không có biến động so với ngày hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia duy trì ở mức đạt 7.560 USD/tấn, tăng 0,44%, giá tiêu trắng Muntok ở mức 8.901 USD/tấn, tăng 0,43%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ ở mức 6.450 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia tiếp tục đứng vững ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.100 USD/tấn với loại 500 g/l , tăng 4,92%; loại 550 g/l mức 6.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Hoạt động thu mua được hạn chế trước kỳ nghỉ lễ
Doanh nghiệp thu mua tiêu đã hạn chế giao dịch. |
Thị trường trong nước ổn định khi doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh.
Sau khi tăng lên mức đỉnh 180.000 đồng/kg vào ngày 12/6, giá tiêu nội địa đã giảm 30.000 đồng/kg xuống còn bình quân 150.000 đồng/kg vào tháng 7. Bước sang tháng 8, giá tiếp tục hạ nhiệt và giảm 5 - 6% so với tháng trước về ngưỡng 142.000 - 143.500 đồng/kg vào ngày hôm nay (30/8).
Theo nhiều chuyên gia, mức tăng giá hồ tiêu tại thị trường nội địa không như kỳ vọng do nhu cầu thấp từ thị trường Trung Quốc. Giá tiêu tăng mạnh nhưng người bán lại không vội vàng. Nhiều người trồng vẫn chưa bán ra mà lựa chọn chờ cho giá tăng thêm nữa.
Lượng hàng tồn kho của Việt Nam ước chừng còn khoảng 30%, tương đương 50.000 - 55.000 tấn. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay các thị trường mua hàng truyền thống của Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn tiêu. Điều này đồng nghĩa rằng họ cũng không vội mua thêm hàng và đang đợi.
Mặc dù tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn tiếp diễn, nhưng giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm. Khả năng giá tiêu sẽ vẫn nằm ở mức này trong thời gian tới. Nông dân vẫn kỳ vọng giá sẽ tăng sốc trở lại nhưng điều này rất khó.
Câu chuyện về giá tăng cao luôn có ảnh hưởng 2 mặt, sẽ có một nhóm hưởng lợi và nhóm chịu thiệt. Theo ông Hồ Trí Nhuận - Giám đốc Công ty Gohan, khách hàng nhập khẩu là người được hưởng lợi nhiều nhất trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu chịu thiệt hại lớn. Thời điểm tháng 5, 6 vừa qua, lượng hàng xuất khẩu tăng đột biến. Đây cũng là lúc giá tiêu đạt đỉnh 170.000 - 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá xuất khẩu chỉ khoảng 100.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp buộc phải mua giá cao, bán giá thấp.
Thông tin từ ông Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Simexco Daklak, áp lực của doanh nghiệp hiện nay cũng đang rất lớn. Giá xuất khẩu trung bình của doanh nghiệp thấp hơn so với giá thu mua từ thị trường trong nước. Tuy nhiên, nông dân lúc nào cũng nghĩ doanh nghiệp lãi lớn. Thực tế, với bối cảnh thị trường biến động mạnh hiện tại, doanh nghiệp nào cũng phải cố gắng để duy trì tồn tại chứ đừng nói là phát triển.
Giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu cao, nguồn cung hạn chế |
Thế giới tăng mua, giá tiêu Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng mạnh |
Giá tiêu trong nước giữ ổn định sau 5 ngày tăng mạnh |