Chứng khoán LPBank thay Chủ tịch HĐQT sau loạt biến động nhân sự

Vào ngày 12/2, Chứng khoán LPBank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua các quyết định quan trọng về nhân sự cấp cao.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước căng thẳng thương mại toàn cầu Hội chợ Hàng Việt Nam 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số BAC A BANK tung combo ưu đãi giảm phí và lãi vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ông Nguyễn Duy Khoa giữ chức Chủ tịch HĐQT

Ngày 12/2, tại trụ sở số 210 Trần Quang Khải, Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua các quyết định quan trọng về nhân sự cấp cao.

Với sự đồng thuận của các cổ đông, ông Nguyễn Duy Khoa đã được bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị (HĐQT) Chứng khoán LPBank. Ngay sau Đại hội, HĐQT LPBS họp và thống nhất bầu ông Nguyễn Duy Khoa giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty.

Ông Nguyễn Đức Thụy (phải) đại diện vốn góp tại LPBS chúc mừng ông Nguyễn Duy Khoa, tân Chủ tịch HĐQT LPBS.
Ông Nguyễn Đức Thụy (phải) đại diện vốn góp tại LPBS chúc mừng ông Nguyễn Duy Khoa, tân Chủ tịch HĐQT LPBS (Ảnh: LPBS).

Nhận nhiệm vụ mới, ông Khoa bày tỏ vinh dự, tự hào khi được các cổ đông và HĐQT tin tưởng và giao trọng trách này. Thời gian tới, LPBS sẽ không ngừng nỗ lực đổi mới và phát triển, tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ đột phá; xây dựng LPBS trở thành một trong những công ty chứng khoán Top đầu thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Ông Nguyễn Duy Khoa sinh năm 1984, được giới thiệu từng làm việc tại một số công ty chứng khoán như Maybank, SSI, ACBS, VNDirect...

Chủ tịch rời ghế sau 5 tháng

Trước đó, vị trí Chủ tịch HĐQT LPBS do ông Phạm Phú Khôi đảm nhiệm. Ông Khôi được bổ nhiệm vào tháng 9/2024 và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán.

Ngày 7/2, ông Phạm Phú Khôi đã nộp đơn xin từ chức Chủ tịch HĐQT và từ nhiệm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 để tập trung vào nhiệm vụ mới với vai trò Phó chủ tịch HĐQT LPBank. Sau khi ông Khôi từ nhiệm, HĐQT LPBS đã giao bà Vũ Thanh Huệ, Phó chủ tịch, tạm thời phụ trách hoạt động của HĐQT cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch.

Như vậy, ông Phạm Phú Khôi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT LPBS trong chưa đầy 5 tháng. Việc ông từ nhiệm nhằm tập trung cho công việc mới với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank).

Chứng khoán LPBank, tiền thân là công ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán Viettranimex của đại gia Nguyễn Văn Thanh, được thành lập từ năm 2009 (đây là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, khoảng sản và nông nghiệp).

Sau khi được Ngân hàng TMCP Liên Việt (tiền thân của LPBank) do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT mua lại, Chứng khoán Viettranimex đổi tên thành CTCP Chứng khoán Liên Việt.

Báo cáo tài chính quý III/2023 của LPBS cho thấy, công ty đạt 11,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong ba quý đầu năm (cùng kỳ năm ngoái lợi nhuận trước thuế âm 5 tỷ đồng).

Tại thời điểm 30/9 công ty này có 171 tỷ đồng tiền gửi tại ngân hàng kỳ hạn trên 3 tháng (đầu năm 2023 chỉ 44 tỷ đồng).

Tháng 9/2023 công ty chính thức đổi tên thành CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) sau khi LPBank đổi tên thương mại.

LPBS là thành viên thuộc hệ sinh thái tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank).

Năm 2024 đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng của LPBS khi hoàn tất việc nâng vốn điều lệ từ 250 tỷ đồng lên 3.888 tỷ đồng, tái kết nối với Sở Giao dịch Chứng khoán và mở rộng các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Về kết quả kinh doanh, LPBS ghi nhận gần 193 tỷ đồng doanh thu hoạt động và hơn 80 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2024, lần lượt gấp 4,6 lần và 5,7 lần so với năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các doanh nghiệp bàn về giải pháp tăng trưởng 2 con số Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các doanh nghiệp bàn về giải pháp tăng trưởng 2 con số
Ông Trương Gia Bình đề xuất Ông Trương Gia Bình đề xuất "bình dân AI vụ"
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

“Tam giác chính sách” của EU làm khó chuỗi logistics nông sản Việt Nam

Bộ ba chính sách về phát triển bền vững gồm CSRD, EU Taxonomy và EPR đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp toàn cầu. Với ngành logistics Việt Nam, việc không đáp ứng các tiêu chí ESG theo yêu cầu từ Liên minh châu Âu không chỉ dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao, mà còn có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến

Trong bối cảnh thị trường thế giới chuyển dịch mạnh mẽ sang thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Áp dụng hiệu quả IPM và IPHM không chỉ giúp bảo vệ nương chè trước biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng 14-6. Luật mới cho phép mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, đồng thời trao quyền quyết định chính sách tiền lương, thưởng về cho doanh nghiệp nhà nước.
Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 đã hoàn tất theo hướng mở rộng sản xuất vàng miếng ngoài SJC, cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia nhằm tạo cạnh tranh, đa dạng nguồn cung và thu hẹp chênh lệch giá.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động