Các doanh nghiệp thực phẩm “méo mặt” khi giá nguyên liệu thô tăng vọt

Giá nguyên liệu thô cho chế biến thực phẩm tăng liên tục kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có khả năng ảnh hưởng rất mạnh lên lợi nhuận của các doanh nghiệp thực phẩm trong năm 2021.
Quảng Ninh: Liên tiếp phát hiện kho chứa nhiều sản phẩm quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu Hà Nội: Bắt giữ hàng nghìn gói bánh gạo ăn dặm của Nhật Bản đã hết hạn sử dụng Dấu hiệu vi phạm an toàn lao động, an toàn thực phẩm tại Công ty CP Aqua Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2021, giá nguyên liệu thô như thực phẩm, nhiên liệu và nguyên liệu cho sản xuất đã tăng 4,64% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nguyên liệu thô và nhiên liệu dùng cho sản xuất nông lâm thủy sản tăng 6,77%, cho sản xuất công nghiệp tăng 4,95% và cho xây dựng tăng 1,95%.

Các doanh nghiệp thực phẩm “méo mặt” khi giá nguyên liệu thô tăng vọt
Các doanh nghiệp thực phẩm “méo mặt” khi giá nguyên liệu thô tăng vọt

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp sữa lớn nhất tại Việt Nam, là cổ phiếu blue-chip trên sàn chứng khoán, đã trải qua đợt giảm giá mạnh nhất trong những tháng gần đây. Kể từ đầu năm, giá cổ phiếu Vinamilk đã giảm 16% trong khi VN-Index tăng hơn 17%. Theo CTCP Chứng khoán SSI, trong năm 2021, Vinamilk có thể đối mặt với khó khăn kép do đại dịch COVID-19 tác động tới nhu cầu và giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt. Vinamilk có kế hoạch tăng giá bán sản phẩm trong tháng này để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng. Giá bán trung bình tăng lên sẽ giảm bớt áp lực lên biên lợi nhuận tổng, Vinamilk cho hay.

Trong báo cáo gần đây liên quan đến tác động của giá hàng hóa cao, công ty quản lý quỹ VinaCapital cho biết các công ty thực phẩm tiêu dùng chịu tác động tiêu cực của giá hàng hóa cao. Tuy nhiên, các công ty hàng đầu tại Việt Nam có thể giảm nhẹ áp lực biên lợi nhuận bằng cách tăng giá bán sản phẩm. Ví dụ, chi phí đầu vào của sữa và đường có thể tăng tới 16% trong năm 2021, làm giảm biên lợi nhuận tổng khoảng 6%, nhưng cạnh tranh mạnh trên thị trường sữa sẽ khiến Vinamilk khó tăng giá sản phẩm.

CTCP Đường Quảng Ngãi chứng kiến giá cổ phiếu gần như đi ngang từ đầu năm đến nay, hiện giao dịch ở mức giá 39.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù các sản phẩm đường đang mang lại triển vọng tích cực cho công ty, mảng kinh doanh sữa đậu nành chịu tác động tiêu cực do giá nguyên liệu thô tăng mạnh, tác động rất lớn tới biên lợi nhuận tổng của mảng kinh doanh sữa đậu nành. Giữa tháng 5, VinaCapital cho biết giá đậu tương đã tăng 60% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi giá đường tăng 35%. Đối diện với những diễn biến thị trường này, trong năm 2021, CTCP Đường Quảng Ngãi đạt ra kế hoạch kinh doanh thận trọng. Mặc dù doanh thu đặt mục tiêu tăng 19% so với năm 2020, đạt 8.000 tỷ đồng (347,3 triệu USD), lợi nhuận sau thuế mục tiêu là 913 tỷ đồng, giảm 13% trong cùng kỳ so sánh.

Trong các công ty chế biến thực phẩm dẫn đầu sàn niêm yết tại Việt Nam, giá cổ phiếu của CTCP tập đoàn Kido có thể chịu tác động ít nhất. Trong những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu KDC ghi nhận mức tăng ấn tượng, đạt 54,700 đồng/cổ phiếu. So với hai côn gty nói trên, kể từ đầu năm, giá cổ phiếu KDC đã tăng gần 48%. Mặc dù giá dầu cọ, dầu đậu tương và dầu hướng dương đều tăng mạnh trong những tháng gần đây, VinaCapital cho rằng Kido đã âm thầm chuyển gánh nặng chi phí này vào giá bán do công ty này thống trị thị trường ngách là dầu thực vật.

Khoảng 60% chi phí của Kido là dầu đậu nành và dầu cọ, tăng lần lượt 67% và 76% trong cùng kỳ so sánh, làm giảm biên lợi nhuận tổng năm 2021 của Kido khoảng 12 điểm phần trăm trong năm nay. Năm 2019, biên lợi nhuận tổng của KIDO là 22%. Công ty có thể sx tăng giá bán khoảng 12% để bù đắp chi phí đầu vào cao. Đến cuối quý 1/2021, giá trị hàng tồn kho của Kido tăng 10% lên 1.300 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Sau nhiều ngày đi ngang, giá hồ tiêu trong nước sáng nay (16/7) bất ngờ bật tăng 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm, nâng mặt bằng giá lên mức cao nhất 141.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường quốc tế lại ghi nhận chiều hướng trái ngược với đà giảm sâu, đặt ra nhiều ẩn số cho xu hướng giá thời gian tới.
Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục lập kỷ lục mới khi tiến sát mốc 100.000 đồng/kg, trong bối cảnh thị trường quốc tế bất ngờ điều chỉnh giảm sau nhiều phiên tăng mạnh. Diễn biến trái chiều giữa hai thị trường đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho người trồng cà phê, doanh nghiệp xuất khẩu và cả nhà đầu tư.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ khi sức tiêu thụ trong nước tăng cao kỷ lục, kéo theo kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tăng mạnh từ nhiều quốc gia. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi nguồn cung nội địa và ngoại nhập đều tăng tốc.
Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Dù từng đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng, thị trường sữa Việt Nam vẫn chứng kiến mức chi tiêu hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng cho cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Sức tiêu thụ tăng đều, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng hơn 35% trong nửa đầu năm, cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này chưa hề giảm nhiệt.
Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá hồ tiêu nội địa ngày 15/7 tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm, đưa mặt bằng giá xuống còn 138.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sức mua yếu và tâm lý chờ đợi cơ hội xuất khẩu tốt hơn, thị trường hồ tiêu đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần (15/7), phản ánh lo ngại về thuế quan và điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Brazil. Trong khi đó, thị trường trong nước ghi nhận biến động trái chiều, với mức giá dao động từ 88.000 – 92.500 đồng/kg tùy vùng, cho thấy sự giằng co giữa kỳ vọng giá lên và áp lực bán ra.
Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Mặc dù là những loại trái cây có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, vải thiều Bắc Ninh và mận Sơn La năm nay tiếp tục trải qua tình trạng “được mùa mất giá”. Giá bán giảm sâu, người nông dân lỗ vốn, trong khi công nghiệp chế biến vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ, chưa tạo đột phá giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giữ đà ổn định. Tuy nhiên, việc thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc khiến cả nông dân và doanh nghiệp đứng trước những lo ngại về đầu ra và lợi nhuận, trong bối cảnh vụ hè thu đang vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Giá vàng thế giới và trong nước đang có những biến động mạnh mẽ khi chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump và dự luật cải cách thuế tạo ra tâm lý bất ổn trên thị trường. Trong bối cảnh đó, vàng trở thành lựa chọn trú ẩn được ưu tiên, đặc biệt khi thị trường đang chia rẽ giữa lạc quan và lo ngại dài hạn về tăng trưởng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động