8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về gần 4.000 tỷ đồng. Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần? Ngành chè Việt Nam đứng trước cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần
. Vùng chè Tức Tranh hiện chiếm 12% diện tích chè toàn tỉnh Thái Nguyên
Vùng chè Tức Tranh, tỉnh Thái Nguyên.

Xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu gần 4.000 tỷ đồng

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu 92.800 tấn chè các loại, tương đương 162,62 triệu USD (khoảng 3.970 tỷ đồng, với tỷ giá USD/VND ngày 29/9), giá trung bình 1.752,4 USD/tấn, tăng 30,9% về lượng, tăng 33,4% về kim ngạch và tăng 2% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Riêng tháng 8/2024 xuất khẩu 15.567 tấn chè, đạt 29,33 triệu USD, giá 1.884 USD/tấn, tăng 1,5% về lượng, tăng 6,8% kim ngạch và tăng 5,2% về giá so với tháng 7/2024; nhưng so với tháng 8/2023 cũng tăng lần lượt 27,8% về lượng, tăng 33,5% kim ngạch và tăng 4,4% về giá.

Chè của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pakistan, chiếm 31,9% trong tổng khối lượng và chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 29.570 tấn, tương đương 62,3 triệu USD, giá trung bình 2.107 USD/tấn, tăng 1,8% về lượng, tăng 11,3% về kim ngạch và tăng 9,4% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023. Riêng tháng 8/2024 xuất khẩu chè sang thị trường này đạt 7.226 tấn, tương đương 15,38 triệu USD, giá trung bình 2.128 USD/tấn, tăng 14,8% về lượng, tăng 15% về kim ngạch và tăng 0,3% về giá so với tháng 7/2024.

Đài Loan (Trung Quốc) đứng vị trí thứ 2, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 9.769 tấn, tương đương 16,77 triệu USD, giá trung bình 1.717 USD/tấn, tăng 2,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch và tăng 4% về giá.

Sau đó là thị trường Trung Quốc, chiếm 9,7% trong tổng khối lượng và chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch, đạt 9.022 tấn, tương đương 13,16 triệu USD, giá trung bình 1.458 USD/tấn, tăng 230% về lượng, tăng 107% về kim ngạch nhưng giá giảm 37,3%.

Định hướng phát triển chè an toàn chất lượng và bền vững

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?
Cây chè chủ yếu được trồng ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Tại Việt Nam, cây chè chủ yếu được trồng ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm khoảng 74% diện tích trồng chè cả nước. Vùng Tây Nguyên chiếm khoảng 12%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 10%, và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ chiếm 4%. Một số địa phương có diện tích chè lớn bao gồm Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ,... Các vùng trồng chè tại Việt Nam đã không ngừng đổi mới sản xuất sản phẩm chè theo hướng an toàn hữu cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời hướng tới nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững.

Với những thành tựu ấn tượng trong 8 tháng đầu năm 2024, ngành chè Việt Nam không chỉ khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế mà còn chứng tỏ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Việc xuất khẩu tăng trưởng đều đặn, đa dạng hóa sản phẩm, và chú trọng vào chất lượng là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực không ngừng của các nhà sản xuất và người nông dân.

Định hướng phát triển chè an toàn chất lượng và bền vững cũng là một bước đi quan trọng, đảm bảo cho ngành chè Việt Nam không chỉ bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và thân thiện với thiên nhiên. Với những chiến lược đúng đắn, sự đoàn kết , nỗ lực của các doanh nghiệp, người dân trồng chè và sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, ngành chè Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển vững chắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, nhu cầu nhập khẩu chè tại các thị trường lớn trên thế giới đang có xu hướng phục hồi, là tín hiệu tích cực để ngành chè Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

Để mở rộng thị phần, ngành chè Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất chè cao cấp, chè hữu cơ, chè an toàn, chú trọng vào quy trình chế biến và đóng gói hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, tăng cường quảng bá thương hiệu chè Việt Nam ra thị trường quốc tế, tham gia các hội chợ, triển lãm chè uy tín để giới thiệu sản phẩm và kết nối với đối tác tiềm năng.

Xuất khẩu chè nhiều nhất sang thị trường Pakistan Xuất khẩu chè nhiều nhất sang thị trường Pakistan
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8 Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8
Xuất khẩu chè giảm mạnh cả về lượng và trị giá Xuất khẩu chè giảm mạnh cả về lượng và trị giá
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam trong tháng 10 để kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Cuối tuần qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số một thế giới đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng phi basmati. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, đã có những nhận định về tác động của quyết định này đối với thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), lễ hội diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9.
Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động