Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần
Xuất khẩu chè tăng mạnh trở lại, nhiều thị trường đầy triển vọng Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần? Ngành chè Việt Nam đứng trước cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu |
Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần. |
Tăng cả lượng và kim ngạch
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu 77,280 tấn chè các loại, tương đương 133,39 triệu USD, giá trung bình 1.726 USD/tấn, tăng 31,6% về khối lượng, tăng 33,5% về kim ngạch và tăng 1,5% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Riêng tháng 7/2024 xuất khẩu 15.334 tấn chè các loại, đạt 27,46 triệu USD, giá 1.790,7 USD/tấn, tăng 9,7% về khối lượng, tăng 2,1% kim ngạch nhưng giảm 7% về giá so với tháng 6/2024; So với tháng 7/2023 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 46,4%, 49,2% và 1,9%.
Chè của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pakistan, chiếm trên 29% trong tổng khối lượng và chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 22.369 tấn, tương đương 46,98 triệu USD, giá trung bình 2.100 USD/tấn, giảm 3,2% về lượng, nhưng tăng 6,4% kim ngạch và tăng 9,9% về giá so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 7/2024 xuất khẩu sang thị trường này tăng 59,6% về khối lượng, tăng 45% về kim ngạch nhưng giảm 9% về giá so với tháng 6/2024, đạt 6.297 tấn, tương đương 13,36 triệu USD, giá trung bình 2.121,5 USD/tấn.
Tiếp đến thị trường Đài Loan đạt 8.131 tấn, tương đương 13,92 triệu USD, giá trung bình 1.712,4 USD/tấn, tăng 2,4% về lượng, tăng 6,3% kim ngạch và tăng 3,7% về giá, chiếm trên10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 7.826 tấn, tương đương 11,31 triệu USD, giá trung bình 1.445,6 USD/tấn, tăng mạnh 239,5% về lượng và tăng 109% kim ngạch, nhưng giá giảm 38,5%, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 4.615 tấn, tương đương 6,64 triệu USD, giá trung bình 1.438 USD/tấn, tăng 55,5% về lượng, tăng 72% kim ngạch và giá tăng 10,7%, chiếm 6% trong tổng khối lượng và chỉếm 7% trong tổng kim ngạch.
Nhu cầu mới và cơ hội lớn cho Việt Nam
Xuất khẩu chè 7 tháng đầu năm 2024. |
Theo Công Thương, nghiên cứu từ Research and Markets cho thấy, thị trường chè toàn cầu đạt 24,3 tỷ USD trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 37,5 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng của ngành chè ngày càng cao do lối sống thay đổi và tăng nhận thức của người tiêu dùng về việc uống chè có lợi cho sức khỏe.
Đi cùng với nhu cầu tăng cao, sản phẩm chè cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống. Theo đó, chè cao cấp uống tại nhà, chè có lợi cho sức khoẻ, chè pha lạnh… được dự báo sẽ là những dòng sản phẩm dẫn dắt thị trường trong giai đoạn tới.
Theo dự báo của các chuyên gia, chè cao cấp dành cho phân khúc khách hàng thượng lưu, chè tốt cho sức khỏe với các công dụng được chứng minh khoa học và chè pha lạnh tiện lợi sẽ là những sản phẩm dẫn dắt thị trường trong giai đoạn tới.
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái, sở hữu điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho cây chè phát triển. Nhờ vậy, nước ta luôn nằm trong top 5 quốc gia có trữ lượng chè lớn nhất thế giới. Ngành chè Việt Nam đã và đang đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc.
Cây chè được trồng chủ yếu tại các tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (chiếm khoảng 70% diện tích chè cả nước), Tây Nguyên (khoảng 19%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (7%) và Đồng bằng Bắc Bộ (4%). Nổi tiếng với những vùng chè lâu đời, chất lượng hảo hạng phải kể đến Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Lâm Đồng,...
Với lợi thế về sản xuất và tiềm năng thị trường, ngành chè Việt Nam cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu.
Chè cao cấp, chè hữu cơ, chè an toàn cần được đẩy mạnh sản xuất, chú trọng vào quy trình chế biến và đóng gói hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, cần tăng cường quảng bá thương hiệu chè Việt Nam ra thị trường quốc tế, tham gia các hội chợ, triển lãm chè uy tín để giới thiệu sản phẩm và kết nối với đối tác tiềm năng.
Với những định hướng chiến lược phù hợp và sự nỗ lực của các nhà sản xuất, ngành chè Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, gia tăng giá trị xuất khẩu và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Lâm Đồng: Chè xuất khẩu sang Pakistan và Afghanistan không sử dụng hoá chất nhuộm chè |
Xuất khẩu chè nhiều nhất sang thị trường Pakistan |
Xuất khẩu chè giảm mạnh cả về lượng và trị giá |