Xuất khẩu phân bón tăng mạnh, “soi” doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành

6 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu hơn 900.000 tấn phân bón các loại, tương đương hơn 360 triệu USD. Với tình hình xuất khẩu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp trong ngành phân bón vừa công bố kết quả kinh doanh với những con số ấn tượng.
Xuất khẩu phân bón giảm mạnh về khối lượng, kim ngạch Tiền Giang: Xử phạt hơn 90 triệu đồng cho 2 cơ sở kinh doanh phân bón Kiên Giang: Xử phạt 2 hộ kinh doanh phân bón không đạt chất lượng gần 180 triệu đồng
Xuất khẩu phân bón tăng mạnh, “soi” doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, xuất khẩu phân bón của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Theo đó, Việt Nam đã xuất gần 173.000 tấn phân bón các loại (tăng 77,8% so với cùng kỳ năm ngoái), đạt 64,26 triệu USD (tăng 55,2%).

Tính chung nửa đầu năm, cả nước xuất khẩu hơn 900.000 tấn phân bón các loại, tương đương hơn 360 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia. Riêng thị trường này đã chiếm 27,7% trong tổng khối lượng, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm gần 11% và Malaysia chiếm 6,7%.

Với tình hình xuất khẩu phân bón khởi sắc sau một năm lao dốc, nhiều doanh nghiệp trong ngành phân bón vừa công bố kết quả kinh doanh với những con số ấn tượng.

PVFCCo (Đạm Phú Mỹ - DPM) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty sản xuất khoảng 553.000 tấn phân bón và hóa chất, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, DPM đã tích cực phát triển thêm các dòng sản phẩm NPK mới, tiêu biểu là dòng NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE chuyên dùng cho mía đường, cây ăn trái, giúp cho lượng tiêu thụ NPK Phú Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 80.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng tiêu thụ kinh doanh phân bón và hóa chất của PVFCCo đều vượt kế hoạch và tăng trưởng từ 5-20% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tổng sản lượng kinh doanh phân bón ước đạt 694,4 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 106% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm; tổng sản lượng kinh doanh hóa chất ước đạt 63,6 nghìn tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 108% kế hoạch 6 tháng đầu năm.

PVFCCo cũng đạt tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu, với sản lượng xuất khẩu urea đạt gần 100.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2023, giá xuất khẩu urea bình quân của PVFCCo cũng tăng hơn 8% so với năm 2023.

Trong 6 tháng cuối năm, PVFCCo sẽ cung ứng khoảng trên 650.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, tiếp tục phát triển thêm các dòng sản phẩm mới và các thị trường quốc tế nhằm hoàn thành tốt nhất kế hoạch cả năm 2024.

Doanh thu tháng 5/2024 ước đạt 1.296 tỷ đồng, vượt 1% kế hoạch tháng; lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 đạt 5.405 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch 5 tháng. Giá thành sản xuất tháng 5/2024 tăng so với kế hoạch chủ yếu do giá khí tăng 16% so với giá kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế tháng 5/2024 ước đạt 38 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch tháng, vì giá thành sản xuất phân bón và hóa chất tăng do giá khí tăng cao, trong khi giá bán phân bón trên thị trường giảm so với các tháng trước.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, trong nửa đầu năm nay, doanh thu ước đạt gần 29.600 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận Vinachem ước đạt 815 tỷ đồng. Trong đó, một số đơn vị trong tập đoàn có lãi tăng đột biến như Công ty Cổ phần DAP - Vinachem tăng gấp 46 lần, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tăng gấp 5 lần, Công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất Cần Thơ tăng gấp 4 lần...

Vinachem sẽ triển khai đề án tái cơ cấu tài chính tại 3 dự án: Nhà máy Sản xuất đạm Ninh Bình; Cải tạo, mở rộng Nhà máy Sản xuất đạm Hà Bắc; Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 2, sớm đưa các dự án ra khỏi danh sách yếu kém, đồng thời quyết tâm khởi động dự án muối mỏ ở Lào ngay trong năm nay.

Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã chứng khoán DCM) cũng ước tính, trong tháng 6/2024, sản lượng đạt 81.700 tấn urê quy đổi, tăng 9%; tiêu thụ urê 65.000 tấn, đạm chức năng 17.000 tấn, NPK 40.000 tấn, phân bón tự doanh 43.500 tấn; doanh thu ước đạt 1.603 tỷ đồng, tăng 49%, nhưng lợi nhuận trước thuế khoảng 74,4 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ năm 2023.

Đạm Cà Mau cho biết, doanh thu tháng 6/2024 tăng so với kế hoạch và cùng kỳ do tổng sản lượng tiêu thụ và giá bán tăng; lợi nhuận thấp so với cùng kỳ do phần tăng giá khí cao hơn phần tăng giá bán. Giá khí bình quân ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 cao hơn 1,381 USD/Tr.BTU so với kế hoạch năm 2024 và cao hơn 0,731 USD/Tr.BTU so với cùng kỳ năm 2023.

Trong năm 2024, các chuyên gia dự báo nguồn cung phân bón sẽ ngày càng thắt chặt do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm nay tăng nhẹ so với các năm trước.

Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA) dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm 2024 sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn.

Giá phân bón biến động mạnh sau lệnh dừng xuất khẩu Urê của Trung Quốc Giá phân bón biến động mạnh sau lệnh dừng xuất khẩu Urê của Trung Quốc
Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định
Giá phân bón tăng cao, thị trường trong nước vẫn đang ổn định Giá phân bón tăng cao, thị trường trong nước vẫn đang ổn định
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sabeco chốt thời gian thâu tóm thương hiệu bia Sagota

Sabeco chốt thời gian thâu tóm thương hiệu bia Sagota

Sabeco chuẩn bị mua hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB, tương ứng 43,2% vốn của Bia Sài Gòn Bình Tây nhằm mục tiêu trở thành công ty mẹ của hãng bia này.
Vì sao cổ phiếu Lộc Trời chỉ được giao dịch duy nhất vào phiên thứ 6?

Vì sao cổ phiếu Lộc Trời chỉ được giao dịch duy nhất vào phiên thứ 6?

Từ ngày 24/10, hơn 100 triệu cổ phiếu LTG chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần trên UPCoM do công ty chậm nộp báo cáo tài chính bán niên 2024.
Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?

Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?

Việc các sàn Tamu, Taobao, 1688 của Trung Quốc đổ bộ Việt Nam, áp dụng khuyến mãi 60%-70%, kéo theo cơn sốt hàng giá rẻ là nỗi lo lớn đối với nhà sản xuất trong nước.
Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Sở hữu hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc nhưng Công ty CP Ô tô Giải Phóng lại có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Hoàng làm Tổng giám đốc.
Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Với việc chi nghìn tỉ mua hơn 78 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 4,51% vốn điều lệ, Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Eximbank, sau Gelex.
Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH Mab Việt Nam ra đời và đã có chỗ đứng trên thị trường TPCN chính hãng từ Châu Âu ( Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha ) tự hào đã đồng hành 8 năm cùng với các cặp vợ chồng mong con hiếm muộn trong công cuộc ươm mầm hạnh phúc.
Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển

Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Hiện tại, 6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động