Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật tại buổi họp báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua Cả nước xuất khẩu trên 1,1 triệu tấn phân bón Giá phân bón biến động mạnh sau lệnh dừng xuất khẩu Urê của Trung Quốc
Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định
Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định

Giá phân bón trong nước đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây sau lệnh dừng xuất khẩu của Trung Quốc.

Theo Bloomberg, một số nhà sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc đã ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng 9 theo yêu cầu của Chính phủ. Động thái của Trung Quốc khiến giá phân trên thế giới và tại thị trường Việt Nam biến động mạnh.

Cụ thể, giữa tháng 9, Đạm Cà Mau thông báo tăng giá ure tại nhà máy lên mức 11.200 đồng một kg và các kho trung chuyển ở miền Tây, miền Trung tăng lên mức 11.300-11.350 đồng một kg. Mức giá này tăng hơn 10% so với một tháng trước đó.

Tương tự, nhà máy Đạm Phú Mỹ tăng giá ure tại nhà máy thêm 500 đồng một kg lên 11.000 đồng. Nhà máy Đạm Ninh Bình, Hà Bắc cũng thông báo điều chỉnh so với trước đó.

Ghi nhận tại các đại lý, giá bán sỉ và lẻ của phân bón cũng đã được điều chỉnh mạnh. Như tại Công ty phân bón Việt Âu, quận 12 (TP HCM), giá phân cho khu vực miền Tây được điều chỉnh tăng 1.600-2.400 đồng một kg so với tháng 7, tức tăng 24%. Theo đó, ure Cà Mau lên quanh 12.300-12.500 đồng, ure Phú Mỹ là 11.500-12.100 đồng. Đại diện Công ty phân bón Việt Âu cho biết không chỉ ure, các loại phân khác cũng tăng thêm 300-800 đồng một kg so với tháng trước.

Với giá bán lẻ, cập nhập tại Công ty phân bón Bình Điền cho thấy Ure Phú Mỹ tại TP HCM, An Giang là 14.700 đồng, còn Ure Cà Mau 16.300 đồng, tăng lần lượt 300 và 1.800 đồng so với cuối tháng 8.

Nguyên nhân tăng giá phân bón, theo TS Phùng Hà, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, do ảnh hưởng của giá thế giới. Khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu mặt hàng này đã đẩy giá toàn cầu tăng cao.

Ngoài ra, ông Hà cho rằng vụ Đông Xuân đang bắt đầu nên nhu cầu dùng phân bón đầu vụ tăng cũng là yếu tố khiến giá hàng hóa này đi lên.

Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định
Sẽ thực hiện loạt giải pháp để ngăn chặn tình hình đầu cơ, ổn định thị trường phân bón

Liên quan đến vấn đề giá phân bón tăng, tại buổi họp báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng thực tế nếu so sánh với các mốc dài hơn thì giá đã giảm rất sâu.

Giá phân urê tháng 9 giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so sánh với mức kỷ lục thiết lập hồi 5, mức giá này thấp hơn hơn khoảng 36%. Giá phân DAP và Kali cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoài mặc dù có ảnh hưởng bởi biến động từ các nước.

Bà cho biết Việt Nam vẫn đang chủ động được nguồn cung phân bón. Tổng công suất thiết kế phân bón của cả nước khoảng 20,7 triệu tấn và tiêu thụ 10,4 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ vô cơ 7,6 triệu tấn.

“Chúng ta vẫn cần chủ động trong cung - cầu, không thể chủ quan trước những biến động bên ngoài”, bà nói thêm.

Đại diện Cục Bảo vệ Thực vật cho biết trong thời gian tới cơ quan này sẽ thực hiện loạt giải pháp để ngăn chặn tình hình đầu cơ, ổn định thị trường phân bón. Theo đó, cơ quan này sẽ phối hợp với hiệp hội phân bón, Bộ Công Thương để làm việc với các đơn vị sản xuất phân bón lớn, đặc biệt là 4 nhà máy sản xuất urê trong việc điều tiết sản xuất, nâng cao tính ổn định, đảm bảo nguồn cung trong nước.

Theo số liệu từ Hải quan cho thấy 8 tháng, Việt Nam nhập khẩu phân bón đạt gần 2,5 triệu tấn, tương đương 833 triệu USD, tăng 13% về lượng nhưng giảm 19% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là nguồn cung phân bón lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu.

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép và cấm sử dụng tại Việt Nam Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép và cấm sử dụng tại Việt Nam
Tạm dừng nhập khẩu phân DAP từ Hàn Quốc là không chính xác Tạm dừng nhập khẩu phân DAP từ Hàn Quốc là không chính xác
Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua
Minh Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Mới đây, dừa đã được Bộ NN&PTNT công nhận là cây công nghiệp chủ lực. Riêng Bến Tre, hơn 70% dân số có sinh kế gắn với cây dừa, vì vậy khi có thêm nguồn lợi từ bán tín chỉ carbon, số người được thụ hưởng là rất lớn.
Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Mặc dù quay đầu giảm trong phiên đầu tuần nhưng vàng miếng SJC trong nước vẫn đắt hơn 13,5 triệu đồng mỗi lượng so với vàng thế giới. Bên cạnh đó, chênh lệch mua vào - bán ra lớn khiến người mua vàng thua lỗ nặng nề nếu đầu tư “lướt sóng”.
Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 61.000-63.000 đồng/kg, tại chợ truyền thống nhiều tiểu thương bán giá bình ổn nhưng thịt heo vẫn ế. Trong khi đó doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng vì giá heo được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Sau khi hủy 2 phiên đấu thầu vàng do không đủ số lượng đơn vị tham gia, các chuyên gia cho rằng cần tăng cung vàng bằng cách cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng theo hạn ngạch. Tuy nhiên, khi tỷ giá đang cao thì chuyện cho nhập khẩu khó được chấp nhận.
Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Thái Lan mới chớm vụ thu hoạch nhưng đã xuất hiện tràn ngập thị trường Việt Nam. Mặc dù mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch nhưng Thái Lan tham vọng thu 27 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp quan trọng để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Sáng nay (27/4), vàng miếng SJC vượt mốc lịch sử lên 85,2 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn lên hơn 76 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.
Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng trong nước liên tục "tăng nóng", thời điểm hiện tại giá vàng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp "ghìm cương con ngựa bất kham".
Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Các chuyên gia cho rằng, khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại vì sự đổ vỡ của thị trường thời gian qua, nhà đầu tư gặp khủng hoảng thừa tiền, cũng như lãi suất cho vay mua nhà giảm.
Tiệm vàng ngưng bán vẫn có thể bị kiểm tra, xử lý

Tiệm vàng ngưng bán vẫn có thể bị kiểm tra, xử lý

“Doanh nghiệp đang kinh doanh hay đóng cửa tạm ngừng bán cũng có thể bị kiểm tra”, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP HCM Nguyễn Quang Huy cho biết.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động